Doanh nghiệp được nợ lương người lao động trong bao lâu?

0
1121

Người lao động được trả lương vào lúc nào?

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động, tiền lương sẽ bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Đồng thời, người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán.

Nếu trả lương theo thời gian:

Với người hưởng lương giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Với người hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần.

Nếu trả lương theo sản phẩm hoặc khoán:

Lương được trả theo thoả thuận của hai bên. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

tiền bảo hiểm xã hội
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nguyên tắc trả lương

Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thường ngày của người lao động, chính vì vậy, pháp luật đảm bảo cho người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

Bên cạnh đó, theo Điều 24 Nghị định số 05 năm 2015 của Chính phủ, trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo thỏa thuận thì không được trả chậm quá 01 tháng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải trả thêm cho người lao động 01 khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Cụ thể:

Nếu trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm

Khi Ngân hàng Nhà nước không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Căn cứ quy định nêu trên, có thể khẳng định, chỉ khi bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp đã tìm cách khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hẹn thì mới được nợ lương nhân viên và chỉ nợ trong vòng 01 tháng.

Nợ lương, doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?

Người lao động phải được trả tiền lương, tiền công xứng đáng với công sức của mình. Do đó, để bảo vệ người lao động, theo khoản 10 Điều 1 Nghị định số 88/2015, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền nếu vi phạm quy định về nghĩa vụ trả lương:

Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người lao động;

Từ 10 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người lao động;

Từ 20 – 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người lao động;

Từ 30 – 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người lao động;

Từ 40 – 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Đồng thời, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại công bố tại thời điểm bị xử phạt.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây