Doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc, cần lưu ý gì?

0
1024

Trong sản xuất kinh doanh, không ít doanh nghiệp phải đi đến quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, để bảo vệ người lao động, pháp luật chỉ ghi nhận một vài lý do được coi là chính đáng.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– 3 trường hợp doanh nghiệp được cho nhân viên nghỉ việc

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp:

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động;
Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục nếu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục nếu làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng hoặc quá 1/2 thời hạn hợp đồng nếu làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;

Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động;

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (trường hợp mới);
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (trường hợp mới);

Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động (trường hợp mới).

Có thể thấy, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại Bộ luật Lao động 2019 đã phần nào thể hiện sự phù hợp giữa quy định của pháp luật với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Thủ tục cho nhân viên nghỉ việc đúng luật

Để tránh tranh chấp có thể phát sinh, doanh nghiệp phải thực hiện đúng thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, chỉ trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì doanh nghiệp mới không cần báo trước cho người lao động.

Những trường hợp còn lại, doanh nghiệp phải báo trước cho người lao động: Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng; Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng và trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn.
Chỉ khi có lý do chính đáng và thực hiện theo đúng thủ tục này thì việc cho nhân viên nghỉ việc của doanh nghiệp mới đảm bảo đúng pháp luật.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây