Đi làm không trả lương bị người sử dụng lao động đánh phải làm thế nào?

0
1191
Đi làm không trả lương bị người sử dụng lao
động đánh phải làm thế nào? Người lao động được trả lương như thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

E đi làm không trả lương còn đánh người e phải làm sao. Em cần được tư
vấn để giải quyết để hiểu rõ hơn về luật ..người ta dùng gậy đánh em làm vai e bị tím mặt em bị
xưng?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

 Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về nguyên tắc trả
lương:

“1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời
hạn. 

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng
lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận
trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả
thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau: 

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm; 

b ) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất
bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần
lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại,
nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”

Đồng thời, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt
vi phạm về tiền lương:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối
với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý
nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định. 

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một
trong các hành vi sau đây: 

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng
lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật; 

b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến
sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; 

c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy
chế thưởng; 

d ) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước
khi thực hiện.
…”

Vậy, nếu công ty của bạn chậm trả hoặc không trả lương cho bạn, thì hành vi
này là hành vi vi phạm pháp luật lao động, bạn có quyền tố cáo tới UBND nơi mà công ty bạn đặt trụ
sở để có thể xử lý với trường hợp này và buộc phải trả lương đúng quy định cho bạn. Ngoài ra, nếu
công ty thuê người đánh bạn gây thương tích thì bạn có quyền tố giác với cơ quan công an để có thể
xử phạt hành chính về hành vi xâm phạm sức khỏe hoặc nghiêm trọng hơn có thể xử lý trách nhiệm hình
sự về tội cố ý gây thương thích.

Đối với xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định
167/2013/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông
các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt
hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người
khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công
cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi
khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng
chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người
khác;

…”

 

>>> Luật sư tư vấn quy định về vấn đề tiền lương
qua tổng đài:

1900.6198

Đối với tội cố ý gây thương tích thì bạn cần tiến hành giám định sức khỏe
xem tỷ lệ thương tật và các yếu tố khác theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự
1999:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho
nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều
người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người
khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của
mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

…”.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây