Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức này đối với người lao động?

0
1278
Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức này đối
với người lao động? Vấn đề thành lập, gia nhập công đoàn theo quy định hiện
hành.


Công đoàn Việt Nam là một tổ chức
giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội  và đặc biệt là đối với người lao
động. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của Công đoàn không phải ai cũng nắm được còn nhiều người hiểu
sai về vai trò công đoàn cũng như Công đoàn bị “lu mờ” so với những cơ quan khác (Tòa án, công an…)
trong bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:

Công đoàn được thành lập trên cơ sở
tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội
của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động.

Đại diện cho người lao động; tham
gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về
những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người
lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ nhất: Vai trò của tổ
chức Công đoàn đối với người lao động

Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối
với người lao động, là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để
cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về
vai trò của tổ chức công đoàn trong quan
hệ lao động:

– Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:

Giúp đỡ người lao động trong hoạt
động kí kết hợp đồng lao động, tư vấn ch người lao động biết quyền và nghĩa vụ của người lao động
trong hợp đồng mà họ kí kết, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Giúp người lao động tránh rủi
ro pháp lý khi không nắm được nội dung hợp đồng mà vi phạm.

Tham gia, thương lượng, kí kết và
giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về
các điều kiện trong quan hệ lao động mà hai bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua thương lượng tập
thể. Đây là văn bản để người lao động trên sở thỏa thuận, thương lượng bằng sức mạnh của tập thể để
tạo sức ép cho người sử dụng lao động đưa ra những yếu tố có lợi cho người lao động trong quan hệ
lao động. Tuy nhiên không được trái quy định của pháp luật. Do đó cần có sự tham gia của tổ chức
Công đoàn.

Bên cạnh đó tổ chức công đoàn còn
tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao
động. Thực hiện việc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề quyền và
nghĩa vụ của người lao động.

Tiến hành tư vấn pháp luật cho người
lao động để người lao động để người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi quyền lợi của người lao động,
tập thể lao động bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước
có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp cần khởi kiện ra tòa thì tổ chức Công đoàn có quyền
đại diện cho tập thể người lao động, người lao động khi được người lao động ủy quyền.

Bên cạnh đó tổ chức Công đoàn được
tổ chức, lãnh đạo tập thể người lao động đình công theo quy định của pháp luật.

Giúp hài hòa, ổn định cùng nhau phát  triển giữa người lao
động và người sử dụng lao động.

Ngoài ra Công đoàn còn có chức năng
tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà
nước, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nội quy của tổ chức, của
doanh nghiệp. Vận động người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham
nhũng.

Thứ hai: Thành lập, gia nhập công
đoàn

Việc thành lập công đoàn là sự tự nguyện nên người lao động trong
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động miễn sao phải theo
đúng quy định của Luật công đoàn và pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên công đoàn cấp trên cơ sở vừa có quyền và vừa có trách
nhiệm vận động người lao động tham gia công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức. Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho việc thành lập công đoàn vì
những vai trò quan trọng không thua kém những cơ quan, đoàn thể khác trong bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động.

Khi tổ chức công đoàn được thành lập theo đúng quy định của pháp
luật thì người sử dụng lao động,tổ chức bắt buộc phải thừa nhận, tạo điều kiện thuận lợi để công
đoàn hoạt động.

Dịch vụ của luật V-Law.

– Tư vấn về thành lập công đoàn;

– Tư vấn tìm hiểu về công đoàn;

– Tư vấn nguyên tắc hoạt động công đoàn.

Lưu ý: Ý kiến
của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời
điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các
Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật
sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây