Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa

0
1284

Khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tiến hành cổ phần hóa người lao động sẽ được ưu đãi những chính sách nào?


Chính sách ưu đãi cho người lao động
trong doanh nghiệp cổ phần hóa được thực hiện như sau:

Thứ nhất:  Người lao động có tên trong
danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được
mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá
đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp
nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược
trước).

Thứ hai: Người lao động có tên trong
danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa,
thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời
hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần
đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:

– Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp
trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.

Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam
kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động.
Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết
định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí
thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.

– Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP

được xác định là giá
đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp
nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược
trước).

– Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ
phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều 48 Nghị
định 59/2011/NĐ-CP.

– Số cổ phiếu ưu đãi người lao động mua thêm quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
sau khi kết thúc thời gian cam kết.

Trường hợp công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người
lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ Luật Lao động
trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ
thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ
phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước
thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với
giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ
phần hóa.

Thứ ba:  Được chia số dư bằng tiền của
Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (bao gồm cả giá trị tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư
bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi) theo quy định tại Điều 14 và Điều 19 Nghị
định 59/2011/NĐ-CP để mua cổ phần.

Thứ tư:  Được tiếp tục tham gia và
hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định hiện hành khi
chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.

Thứ năm: Được hưởng chế độ hưu trí và
các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm công bố giá trị doanh
nghiệp.

Thứ sáu: Nếu bị mất việc, thôi việc tại
thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy
định của pháp luật.

Thứ bảy: Người lao động trong doanh
nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và điểm e khoản 2 Điều 49 Nghị
định 59/2011/NĐ-CP được hưởng các chính sách quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6
Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP; đồng thời được áp dụng các chính sách quy định tại khoản 1,
khoản 2 và khoản 3 Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
và phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây