Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con theo quy định của pháp luật

0
1158

 

Em xin chào luật sư. Em có vấn đề về liên quan đến chế độ đối với người lao động đang mang thai cần tư vấn tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi:

Hiện tại em làm
việc cho một công ty Nhật E ký hợp đồng lao động tháng 10/2016 và em đang mang thai, vì sếp em cứ
tạo áp lực cho em nên em mới xin nghỉ và em nói là cho em nghỉ vào 31/3/2017. Lúc đầu em nói miệng
xin được nghỉ vào ngày 12/02/2017 và sếp đã đồng ý nhưng đến ngày 15/02 ông lại yêu cầu viết đơn
xin thôi việc vào ngày 12/3/2017. Em cũng viết đơn, nhưng lý do nghỉ việc em ghi là công ty yêu
cầu em nghỉ, em viết bằng tiếng việt và sếp em cứ de dọa em là sẽ cho em nghỉ việc vào 12/3/2017 vì
ông biết em nghỉ vào ngày 12/3/2017 em sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Xin cho
hỏi:

1. Không biết là nếu trường hợp bắt em nghỉ
vào ngày 12/3/2017 thì em sẽ làm như thế nào ?

Nếu trường hợp e không đồng ý và tiếp tục đi làm,
vào công ty sếp em không cho e làm gì và bắt e phải rời khỏi công ty thì e làm như thế nào ? Trong
thời gian đó sếp e cứ lớn tiếng la quát, đập bàn ghế, đe dọa hay sử dụng những từ ngữ không hay em
phải làm như thế nào ạ ?

2. Vì sếp em là người nước ngoài, nếu em sử dụng đơn
xin thôi việc được viết bằng tiếng việt, liệu đơn đó có hiệu lực không ?

Rất mong được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn
!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin
tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-LAw, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như
sau:

Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ thai
sản:

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về
điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“……

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và
d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước
khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1
Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng
thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã
hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh
con.

……”

Như vậy, nếu bạn đã đóng đủ từ 06
tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh, thì dù bạn có chấm dứt hợp đồng lao
động thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về vấn đề xin nghỉ việc của
bạn:

Theo quy định của pháp
luật, đối với lao động nữ khi mang thai sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản. Điều này được quy định
rõ trong Điều 157
:

“Điều 157. Nghỉ thai
sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh
con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính
từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá
02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ
được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo
thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo
quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao
động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04
tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những
ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, bạn có quyền nghỉ trước khi sinh con tối đa
là 2 tháng. Trong trường hợp của bạn, bạn không cung cấp rõ thông tin hiện tại bạn đang mang thai
được bao nhiêu tháng nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn các trường hợp sau:

– Nếu bạn xin nghỉ trước
khi sinh con tối đa là 2 tháng thì trong khoảng thời gian này, bạn có quyền xin nghỉ vào bất cứ
thời gian nào và công ty đó bắt buộc phải cho bạn nghỉ vào đúng thời điểm đó, bạn sẽ được hưởng chế
độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội nếu đã
từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh
con.

– Nếu bạn xin nghỉ trước khi sinh con vượt quá 2
tháng, thì trường hợp này về mặt nguyên tắc là bạn sẽ không được phép nghỉ. Tuy nhiên nếu
bạn có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ
ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, căn cứ theo Điều 156 Bộ luật lao động 2012. Việc đơn phương
chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng này sẽ không cần phải có sự đồng ý của sếp bạn,

Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử
dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ
định.

Về quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động: Khoản 1 Điều 37 Bộ Luật lao động 2012 quy
định như sau:

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành
công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị
12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06
tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời
hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi
phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì
người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất
khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc
phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc
sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”

Thứ hai, về việc bạn tiếp tục đi
làm:

Như đã phân tích ở trên, đối với trường hợp của bạn,
sếp bạn hoàn toàn không có quyền buộc bạn phải thôi việc (nếu bạn không thuộc các trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 37 trên ). Do đó, sêp bạn bắt bạn phải rời khỏi công ty là hành vi trái
với quy định của pháp luật.

Còn sếp bạn không giao việc cho bạn, không cho bạn
làm việc, lớn tiếng la quát, đập bàn ghế, đe dọa hay sử dụng những từ ngữ không hay
thì : Điểm a, khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động có quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao
động như sau:

“2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau
đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao
động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao
động;”

Như vậy, giữa bạn và công ty đã có một hợp đồng lao
động từ trước, có thỏa thuận về vấn đề việc làm, lương, các chế độ….Do đó, căn cứ theo quy định
trên, sếp của bạn có nghĩa vụ phải thục hiện hợp động lao động, có nghĩa rằng bạn hoàn toàn có
quyền yêu cầu được làm việc đúng với những công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa bạn
và công ty E. Cũng căn cứ vào quy định trên, sếp bạn không được phép la mắng, đe dọa, sử dụng ngôn
từ không hay đối với bạn mà phải có nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm của
bạn.

Thứ ba, đơn viết bằng tiếng việt có hiệu
lực hay không ?

Nếu Công ty E được thành lập và hoạt động tại Việt
Nam thì đơn viết bằng tiếng việt hoàn toàn có hiệu lực pháp luật. Còn nếu Công ty E đó ở nước ngoài
thì tùy theo điều lệ của Công ty E có quy định rằng hợp đồng và các loại giấy tờ khác cần thiết
phải bằng tiếng Nhật, nếu có quy định thì bạn sẽ phải chuyển sang ngôn ngữ Nhật, còn nếu không có
quy định thì bạn có thể sử dụng tiếng việt.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây