Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất

0
5464

Đối với những người lao động làm trong môi trường độc hại ngoài tiền lương và tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của công việc mà sẽ được hưởng thêm một khoản tiền được gọi là phụ cấp. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp độc hại sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau. Vậy quy định về phụ cấp độc hại như thế nào? 

phụ cấp độc hại được quy định như thế nào?
                                       Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật lao động đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập: Dịch vụ pháp lý về lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Phụ cấp độc hại nguy hiểm là gì?

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động khi làm việc trong môi trường có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện nay, chưa có văn bản nào đưa ra quy định chi tiết phụ cấp độc hại là gì, mà thực tế thường được hiểu và áp dụng đối với những người lao động làm công việc hoặc làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đặc biệt nguy hiểm, độc hại. Đây là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp độc hại sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.

Theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH thì những lao động làm những công việc quy định tại những văn bản này sẽ được xem là công việc độc hại, nguy hiểm và sẽ thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thuộc lĩnh vực lao động, hãy tham khảo tại: Luật lao động mới nhất!

Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất

Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại người lao động sẽ có ba trường hợp xảy ra sau đây:

Trường hợp 1: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại các công ty không thuộc nhà nước thì phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động mà cả hai bên ký kết

Trường hợp 2: Người lao động là công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước thì dựa trên quy định của Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH để xây dựng mức phụ cấp độc hại nguy hiểm như sau:

(i) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(ii) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

(iii) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

Theo đó, phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 5% và cao nhất là 10% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường. Và phụ cấp nguy hiểm đối với công nhân làm công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm tại công ty nhà nước sẽ được trả thấp nhất 7% và cao nhất là 15% mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Trường hợp 3: Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo quy định của Thông tư 07/2005/TT-BNV thì đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì phụ cấp độc hại được tính như sau:

Mức phụ cấp:

Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.

Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm nêu trên.

Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định nêu trên.

Ngoài ra, theo Bộ luật lao động năm 2019 tại Điều 103 có nêu rõ, chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. Theo đó, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ được tính tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

Lưu ý: Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP tại điểm c khoản 3 Điều 7 về tiền lương thì, mức lương đối với công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 5%; còn đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây