Các quy định hiện hành về thời hạn và vấn đề sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể

thỏa ước lao động tập thể, qui định hiện hành

0
1293

Các quy định hiện hành về thời hạn và vấn đề sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể. 

 

Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động (Điều 44 Luật Lao động). TƯLĐTT có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động do đó những quy định về thời hạn và vấn đề sửa đổi bổ sung TƯLĐTT phải được chú trọng, quan tâm.

1. Các quy định hiện hành về thời hạn thỏa ước lao động tập thể – một số vấn đề về lí luận và thực tiễn.

Thời hạn của một TƯLĐTT là khoảng thời gian có hiệu lực của  thỏa ước đó được tính từ thời điểm phát sinh hiệu lực  đến thời điểm kết thúc hiệu lực. Khoản 3 Điều 5 Nghị định của Chính Phủ số 196 – CP quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thỏa ước lao động tập thể, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thông báo bằng văn bản về việc đăng kí cho hai bên biết…”. Như
vậy TƯLĐTT có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan quản lý Nhà nước về lao đông đăng ký. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản thỏa ước lao động tập thể, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động phải thông báo việc đăng ký. Hết thời hạn nói trên mà không có thông báo thì thỏa ước tập thể đương nhiên có hiệu lực. Khi TƯLĐTT có hiệu lực, người sử dụng lao động phải thông báo cho mọi người lao động trong doanh nghiệp biết, kể cả những người vào làm việc sau này. Mọi người trong doanh nghiệp, kể cả người vào làm việc sau ngày ký kết đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thoả ước tập thể.Điều 50 Luật Lao động quy định về thời hạn như sau: ” Thỏa ước lao động tập thể được ký kết với thời hạn
từ một năm đến ba năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu ký kết thỏa ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới một năm”. Như vậy bộ luật lao động Việt Nam xác định thoả ước tập thể là có thời hạn và thời hạn đó không quá 3 năm.

Vấn đề đặt ra là trong trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi thì hiệu lực của tỏa ước có thay đổi hay tiếp tục có hiệu lực. Khoản 5 Điều 1 Nghị định Chính Phủ số 93/2002/NĐ-CP quy định: TƯLĐTT tiếp tục có hiệu lực đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, mà doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động được tiếp tục sử dụng chiếm trên 50% tổng số
lao động sau khi sáp nhập. Các trường hợp hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp không theo quy địnht ại điểm 1 nêu  trên thì hai bên phải tiến hành thương lượng để ký kết TƯLĐTT mới trong thời hạn 6 tháng.

Một số vấn đề nên được xem xét nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về thời hạn của thòa ước tập thể:

Trong bối cảnh của Việt Nam khi thoả ước tập thể chủ yếu chỉ được ký kết ở cấp doanh nghiệp, được sử dụng để giải quyết những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình sử dụng lao động ở đơn vị cơ sở thì quy định này về cơ bản là phù hợp và có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa tình trạng “lười” ký lại thoả ước tập thể ở nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, ý tưởng về ký kết thoả ước tập thể cấp ngành theo đó có thể có những thoả ước
mang tính chất khung, bền vững… đã được hình thành.

Lưu ý: Để được các Luật sự tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất! 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây