Các hoạt động ngoại giao của viên chức lãnh sự

0
869

Viên chức lãnh sự là người có nhiệm vụ thi hành chức năng lãnh sự, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Viên chức lãnh sự gồm viên chức lãnh sự chuyên nghiệp và viên chức lãnh sự danh dự. Viên chức lãnh sự chuyên nghiệp trên nguyên tắc phải là người có quốc tịch nước cử.

Hiệu lực của nội quy
       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm viên chức lãnh sự

Viên chức lãnh sự là người có nhiệm vụ thi hành chức năng lãnh sự, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự.

Viên chức lãnh sự gồm viên chức lãnh sự chuyên nghiệp và viên chức lãnh sự danh dự. Viên chức lãnh sự chuyên nghiệp trên nguyên tắc phải là người có quốc tịch nước cử. Họ không được hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại ở nước tiếp nhận lãnh sự để kiếm lời cho cá nhân. Thành viên trong gia đình viên chức lãnh sự chuyên nghiệp được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự trong phạm vi nhất định, Viên chức lãnh sự danh dự có thể có quốc tịch của nước tiếp nhận cơ quan lãnh sự hoặc của nước thứ ba khác. Họ không bị cấm tiến hành các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại. Thành viên gia đình của viên chức lãnh sự danh dự không được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ được quy định trong Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự. Theo Điều 68 Công ước Viên 1963, tất cả các quốc gia đều có quyền tự do định đoạt về việc cử hoặc tiếp nhận viên chức lãnh sự danh dự.

Quy chế lãnh sự danh dự của nước Cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 06/NG-QĐÐ ngày 8.01.1994 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định: Cơ quan lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lãnh sự danh dự đứng đầu gồm tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán. Người đứng đầu lãnh sự quán là lãnh sự danh dự, người đứng đầu tổng lãnh sự quán là tổng lãnh sự danh dự. Điều kiện để được bổ nhiệm làm lãnh sự danh dự gồm:

(i) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước tiếp nhận;

(ii) Thường trú tại nước tiếp nhận;

(iii) Có địa vị xã hội, có khả năng tài chính và kinh nghiệm quản lí.

(iv) Có lí lịch tư pháp rõ ràng;

(v) Không phải là công chức của bất cứ nước nào.

Lãnh sự danh dự do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm có nhiệm kì 3 năm và có thể được gia hạn theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc theo đề nghị của Cục trưởng Cục lãnh sự.

Các hoạt động ngoại giao của viên chức lãnh sự

Việc hoạt động ngoại gia của Viên chức lãnh sự được quy định cụ thể tại Điều 17 Công ước viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, cụ thể như sau:

Điều 17: Việc hoạt động ngoại giao của viên chức lãnh sự

(i) Trong một nước mà Nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao và cũng không uỷ nhiệm một cơ quan đại diện ngoại giao của một nước thứ ba làm đại diện, thì với sự đồng ý Nước tiếp nhận và không ảnh hưởng đến quy chế lãnh sự của mình, một viên chức lãnh sự có thể được phép hoạt động ngoại giao. Việc viên chức lãnh sự thực hiện những hoạt động như vậy không tạo cho người đó bất kỳ cơ sở nào để đòi hỏi các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.

(ii) Sau khi đã gửi thông báo cho Nước tiếp nhận, một viên chức lãnh sự có thể hoạt động với tư cách đại diện cho Nước cử tại bất kỳ tổ chức liên Chính phủ nào. Khi hoạt động như vậy, người đó được hưởng mọi quyền ưu đãi và miễn trừ mà luật tập quán quốc tế hoặc các điều ước quốc tế dành cho một người đại diện như thế. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng lãnh sự, người đó không được hưởng quyền miễn trừ xét xử lớn hơn quyền miễn trừ xét xử mà một viên chức lãnh sự được hưởng theo Công ước này.

Như vậy trong trường hợp trong một nước mà nước cử không có các cơ quan đại diện ngoại giao và cũng không ủy nhiệm cho bất kỳ một cơ quan đại diện ngoại giao nào của một nước thứ ba làm đại diện, thì với sự đồng ý của nước tiếp nhận và không ảnh hưởng đến các quy chế lãnh sự của mình, một viên chức lãnh sự có thể được phép thực hiện các hoạt động ngoại giao. Việc viên chức lãnh sự khi thực hiện các hoạt động ngoại giao như vậy không tạo cho viên chức lãnh sự đó bất kỳ cơ sở nào để đòi hỏi các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây