Biện pháp và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

0
2721

Khi tranh chấp lao động xảy ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân mang thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết trên cơ sở các biện pháp và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại Bộ luật lao động năm 2019.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Biện pháp giải quyết tranh chấp trong lao động

Thương lượng

Là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp đối thoại với nhau một cách trực tiếp nhằm đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp. Trong thực tế, đây chính là phương thức giải quyết được sử dụng rộng rãi nhất. Trong quá trình thương lượng, bằng tri thức, bằng những kĩ năng thương lượng và những kinh nghiệm sống, những người tham gia thương lượng sẽ thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về cách giải quyết xung đột giữa họ và bên liên quan. Các bên sẽ bàn bạc, thảo luận các vấn đề liên quan tới vụ tranh chấp, đưa ra những phương án nhằm giải quyết vụ tranh chấp đó.

Hòa giải

Là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba nhưng bên thứ ba không đưa ra phán quyết mà chỉ hỗ trợ các bên về kỹ thuật, về thông tin và kiểm soát quá trình thương lượng của các bên. Hòa giải không phải là tiến trình phân xử, đó là quá trình phân tích và ứng xử, kết quả của tiến trình hòa là một giải pháp hợp tình, hợp lý. Do đó, để hòa giải thành công thì người hòa giải cần có sự tôn trọng, tin tưởng và chấp nhận của các bên tranh chấp.

Giải quyết của trọng tài

Là phương thức giải quyết thông qua sự phân tích và phán xử của bên thứ ba. Sau tiến trình phân tích, bên thứ ba đưa ra phương án, phán quyết để các bên phải thực hiện. Trọng tài là tiến trình phân xử dựa trên luật lệ và lý lẽ nhiều hơn là quá trình ứng xử và giao tiếp giữa các bên tranh chấp. Vì vậy, phương án giải quyết của trọng tài là phương án hợp pháp và hợp lý hơn là hợp tình.

Giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

là phương thức giải quyết cũng dựa trên các quy định của pháp luật, lý lẽ là nhiều, chứ không chủ yếu dựa vào ứng xử, giao tiếp như phương thức thương lượng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp để xem xét, giải quyết.

Xét xử tại Tòa án 

Là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ việc. Giải quyết tranh chấp tại tòa án nhìn chung là hoạt động giải quyết cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở các giai đoạn khác mà không đạt kết quả. Việc giải quyết tại tòa án được thực hiện bởi cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước đặc biệt, được tiến hành theo những quy trình và thủ tục tố tụng chặt chẽ.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong lao động

Khi thực hiện giải quyết tranh chấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cần phải tuân theo các nguyên tắc giải quyết. Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động năm 2019, nguyên tắc khi thực hiện giải quyết tranh chấp lao động được chia thành:

Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Theo đó, việc giải quyết tranh chấp phải được tiến hành dựa trên sự tôn trọng, bảo đảm để các bên tự quyết định trong giải quyết, nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Việc giải quyết tranh chấp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chỉ xem xét tiến hành khi có yêu cầu của một trong hai bên tranh chấp.

Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

Nhằm hài hòa lợi ích của các bên, đảm bảo trật tự, an toàn, đơn giản hóa các thủ tục giải quyết, Bộ luật lao động hiện hành ghi nhận nguyên tắc giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài. 

Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Tranh chấp phải được giải quyết một cách công khai, ai quan tâm đều có thể tham dự phiên họp, phiên tòa và kết quả giải quyết phải được công bố công khai, không được coi là một loại thông tin bảo mật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thu thập, đánh giá chứng cứ khách quan, trung lập, không thiên vị để xây dựng phương án hòa giải hoặc ra các quyết định giải quyết.

Tranh chấp cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng để phòng ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực, chẳng hạn như trong quá trình giải quyết tranh chấp, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, uy tín trên thị trường bị suy giảm, việc làm, thu nhập người lao động bị gián đoạn,…

 Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Các bên trong tranh chấp có quyền thông qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết, như uỷ quyền cho người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Tổ chức công đoàn đại diện của người lao động, tập thể lao động và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động cũng là đại diện các bên trong quá trình giải quyết. Các tổ chức này có thể cử đại diện tham gia với tư cách là người/ thành viên của hội đồng giải quyết (hòa giải viên lao động, thành viên của Hội đồng trọng tài lao động hay hội thẩm nhân dân trong hội đồng xét xử), tham gia quá trình giải quyết với tư cách là tổ chức đại diện các bên (theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức).

Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây