Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động

0
1615
Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động. Bài tập học kỳ Luật Lao động 9 điểm.


ĐỀ BÀI TẬP SỐ 14 :

1. Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động. (4 điềm)

2. Chị H là nhân viên thu ngân công ty quảng cáo M theo hợp đồng lao động 1 năm (từ 1/2004 đến 1/2006). Hết thời hạn hợp đồng, chị H tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng công ty chưa ký tiếp hợp đồng lao động với chị.

Trong đợt kiểm tra tài chính của công ty đầu năm 2007, nhân viên của phòng kế toán- tài chính của công ty phát hiện chị H đã gian lận số tiền 34 triệu đồng bằng cách thu tiền của một số đơn vị quảng cáo. Có viết hóa đơn chứng từ nhưng không vào sổ thu tiền và không chuyển tiền cho phòng kế toán.

Sau khi được báo cáo của phòng kế toán – tài chính, công ty M đã yêu cầu chị H truy nộp số tiền nói trên, nhưng chị H cố tình không trả với lý do công ty cần thành lập Tổ thanh tra nội bộ làm rõ số tiền nói trên có chính xác không và là tiền của đơn vị nào thuê quảng cáo.

Vụ việc kéo dài đến tháng 4/2009 nhưn chị H vẫn không chịu trả số tiền nói trên cho công ty. Trong thời gian từ 2/2007 đến tháng 4/2009, công ty M đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với chị H cho đến khi giải quyết xong vụ việc, hưởng 50% lương. Đồng thời,
chuyển vụ việc sang cho cơ quan điều tra khởi tố và xác định rõ hành vi vi phạm của chị H.

Đầu tháng 11/2009, sau khi có kết luận của cơ quan Công an về hành vi tham ô của chị H với số tiền 34 triệu đồng, công ty quyết định sa thải H và yêu cầu H bồi thường cho công ty số tiền 34 triệu đã chiếm đoạt của công ty.

Hỏi :

a. Công ty M  có thể sa thải chị H được hay không ?(1.5 điểm)

b. Khi xa thải H, công ty cần lưu ý những vấn đề gì ? (2 điểm)

c. Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai?(1.5 điểm)

Hiện nay vấn đề việc làm vẫn được xã hội rất quan tâm, hiện nay tốc độ tăng dân số của nước ta là 1%/năm nhưng điều kiện kinh tế – xã hội không tăng trưởng kịp với tốc độ tăng
của dân số nên vấn đề này vẫn là một vấn đề nan giải. Ngoài ra lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông 60 – 70%/tổng số lao động, nên việc giải quyết việc làm càng khó khăn hơn nhiều. Những năm gần đây nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm chúng ta hãy cùng xem.

I.  Các biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động  

Vấn đề giải quyết việc làm rất được nhà nước ta quan tâm, bởi nó không phải chỉ là vấn đề tạo việc làm cho người lao động  mà vấn đề này còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế – xã hội, an ninh chính trị của đất nước. nếu như một số lượng lớn lao động không có việc làm mà chỉ ngồi ăn thì đương nhiên là việc đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến  kinh tế, làm kìm hãm nền kinh tế làm chno kinh tế không phát triển được, một số lượng người nhàn rỗi không có việc làm sẽ dẫn đế phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, xã hội không ổn định thì chính trị không thể ổn định được, xã hội không ổn định, tình hình chính trị bất ổn thì làm sao kinh tế phát triển được. Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ giải quyết việc làm như chính sách việc làm, quỹ hỗ trợ việc làm, thông qua tổ chức hỗ trợ việc làm, dậy nghề gắn với việc làm và đưa người lao động việt nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Trong đó có ý nghĩa nhất là chính sách việc làm và quỹ hỗ trợ việc làm. Vậy những chính sách đó được thực hiện như thế nào chúng ta hãy cùng xem.

 

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

Để được các Luật sự tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây