5 thay đổi cần biết về mức lương tối thiểu năm 2021

0
741

Năm 2021 đã cận kề. Đây cũng là thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, nhiều quy định liên quan đến lương tối thiểu sẽ có sự thay đổi.

không có giấy phép
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ

Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019 đã giải thích về lương tối thiểu như sau:

” Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.”

So với quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, cách xác lập mức lương tối thiểu từ năm 2021 đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Trong khi đó, tại Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Như vậy, quy định mới đã bỏ cách xác định lương tối thiểu theo ngành và ấn định theo ngày. Đồng nghĩa rằng, mức lương tối thiểu ngành sẽ không còn được áp dụng từ 01/01/2021.

Bỏ quy định về mức lương tối thiểu ngành

Năm 2020, mức lương tối thiểu ngành vẫn được áp dụng theo khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

Tuy nhiên, đến Bộ luật Lao động năm 2019 đã không còn quy định này. Theo đó, từ ngày 01/01/2021 sẽ không còn lương tối thiểu ngành mà thay vào đó, lương tối thiểu từ năm 2021 chỉ được xác định theo vùng, ấn định theo tháng và giờ.

Lương tối thiểu do Chính phủ công bố

Khoản 4 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, từ năm 2021, Chính phủ có thẩm quyền công bố cả tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu theo giờ và tiền lương tối thiểu theo tháng. Trong khi Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng.

Thêm nhiều căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012, mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia dựa trên 03 căn cứ: Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; điều kiện kinh tế – xã hội; mức tiền lương trên thị trường lao động.

Với quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ được điều chỉnh theo 07 tiêu chí:

(i) Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

(ii) Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

(iii) Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

(iv) Quan hệ cung, cầu lao động;

(v) Việc làm và thất nghiệp;

(vi)  Năng suất lao động;

(vii) Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Có thể thấy, các căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại Bộ luật Lao động năm 2019 đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, giúp cho việc đánh giá, xác định mức lương tối thiểu cho các vùng được chính xác, phù hợp với mức sống của người lao động cũng như điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.

Mức lương tối thiểu vùng 2021 có thể không tăng

Như đã đề cập, mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Hằng năm, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ chốt mức lương tối thiểu vùng và trình Chính phủ quyết định, thông qua Nghị định về lương tối thiểu vùng.

Những năm gần đây, mức lương tối thiểu vùng năm sau đều tăng so với năm trước. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế khó khăn nên tháng 8/2020, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ đề xuất không tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 mà giữ nguyên như năm 2020.

Nếu phương án này được Chính phủ lựa chọn thì năm 2021 tới đây mức lương tối thiểu vùng sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP:

Mức lương tối thiểu vùng

Áp dụng với doanh nghiệp thuộc:

4.420.000 đồng/tháng

Vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Vùng IV

Trên đây là 05 điểm mới về lương tối thiểu năm 2021 được  tổng hợp với những thông tin trên, mong rằng bạn đọc có thể nắm bắt được những thay đổi về lương tối thiểu từ năm 2021. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây