Tư vấn về trách nhiệm bồi thường khi bị tai nạn lao động

0
1383

Nội dung câu hỏi:

Cách đây 3 tháng tôi bị tai nạn lao động tại một công trường xây dựng cầu vượt. vào hồi 21h ngày 22/3/2017 sau khi ăn tối xong tôi vào lại công trường kiểm tra công việc và có báo người thợ lái máy múc là ngừng làm việc để ngày hôm sau làm tiếp.

Sau đó người lái máy đã tắt máy xuống xe trao đổi công việc xong tối
bảo lại người lái máy là nghỉ để mai làm tiếp sau đó tôi đi ra phía sau để kiểm tra hàng rào trước
khi nghỉ trong lúc đi thì người lái máy múc leo lên máy và bất ngờ nổ máy đấp cái ống cấp nước bằng
gang khiến cái ống đó văng ngang và quật vào người tôi khiến tôi bất tỉnh, khi tỉnh lại mọi người
kéo tôi ra và đưa tôi đi cấp cứu đến bệnh viện tôi được chẩn đoán là đa chấn thương, gãy 6 xương
sườn, dập 2 bên phổi, dập lách, và gãy xương đòn phải, tràn máu khoang màng phổi và ổ bụng. Trong
lúc tôi điều trị Cty tôi có đến thăm hỏi và cung cấp cho tôi 2/3 số tiền viện phí, và không cử
người chăm sóc lúc tôi nằm viện gia đình tôi phải tự lo chăm sóc, tôi đi giám định sức khỏe mất 37%
sk tôi đã gửi toàn bộ HS về cty để yêu cầu các bên bồi thường, vì cái máy múc và người lái máy của
đơn vị khác do cty tôi thuê về do vậy các bên luôn đổ lỗi cho nhau, hiện tôi đã tham gia BHXH tại
cty đc 18 năm. Vậy luật sư cho tôi hỏi các bên có trách nhiệm bồi thường cho tôi như thế nào ạ.
lương đóng BHXH của tôi là 3 triệu/tháng, lương thức lĩnh của tôi là 13,5 triệu/tháng. BS chỉ
định tôi nghỉ 6 tháng sau khi ra viện và quay lại kiểm tra để mổ tháo nẹp vít vị trí gẫy xương phải
nẹp vít vậy thời gian tôi nghỉ thì ai trả lương và trả theo mức lương nào? Cám ơn luật sư !

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi
tới V-Law chúng tôi, với tình huống của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tai nạn lao
động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Căn cứ theo Điều 38 Luật quy định về Trách nhiệm của người
sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí
sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo
hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận
suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám
định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y
tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ
việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính
người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó
cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản
tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương
ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa
xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động
theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về
mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều
tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

…”

Theo đó, khi người lao động bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao
động phải có những trách nhiệm trên.

Về phía người lái máy xúc

Trong tình huống của bạn thì do lỗi của người lái máy xúc dẫn đến bạn
bị thiệt hại về sức khỏe. Vậy trong tình huống này sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng giữa hai bên.

Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, nếu bạn và phía người
lái máy múc thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường, phương thức bồi thường thì thực hiện theo
thỏa thuận đó (ưu tiên thỏa thuận của các bên).

+ Trường hợp không thỏa thuận được thì căn cứ Điều 590 BLDS 2015,
người lái máy xúc phải bồi thường thiệt hại sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt
hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm
sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe
của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có
sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Thứ hai, về vấn đề tiền lương trong thời gian điều trị và trợ
cấp theo chế độ tai nạn lao động

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động
2015 thì trường hợp của bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo thông tin
bạn cung cấp thì bạn suy giảm 37% sức khỏe nên bạn sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng theo Điều
49 Luật an toàn vệ sinh lao động, cụ thể:

Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng
tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy
giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản
trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm
trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền
lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh
nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ
hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản
trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

…”

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198

để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây