Trách nhiệm của người sử dụng lao đông khi người lao động bị tai nạn lao động

0
1393
Trách nhiệm của người sử dụng lao đông khi
người lao động bị tai nạn lao động. Chế độ tai nạn lao động khi bị suy giảm 12% khả năng lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp
bồi thường tai nạn lao động suy giảm 12% đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm y
tế. Trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào xin cám ơn luật sư?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-LAw. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

– Căn cứ Điều 5 Nghị định
44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về như sau:

“Điều 5. Trách nhiệm của người sử dụng
lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp 

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc,
nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ
cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người
lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng
lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết. 

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc,
nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách
nhiệm: 

a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động
theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động; 

b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; 

c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều
145 của Bộ luật lao động; 

d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại
biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động. 

3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ
trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động. 

K hi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa
thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật”

Như vậy, trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động,
người sử dụng lao động phát sinh trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Nghị định
44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động nêu
trên.

– Căn cứ Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy
định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn
lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao
động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm
việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc
khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi
làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do
bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Trong trường hợp tai nạn lao động bị suy giảm khả
năng lao động 12% thì đủ điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 2
Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao
động nêu trên.

 

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật trực tuyến qua tổng đài:
 1900.6198

– Căn cứ Điều 46 Luật bảo hiểm xã hội năm
2014 quy định về trợ cấp một lần như sau:

“Điều 46. Trợ cấp một
lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động
từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như
sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng
05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ
sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản
này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở
xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3
tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều
trị.”

Như vậy, đối với người lao động bị suy giảm khả năng
lao động 12% thì được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp được tính theo mức suy giảm khả năng lao
động. Cụ thể, suy giảm 5% thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được
hưởng thêm 0,5 lần mức lương sơ sở. Tức là suy giảm khả năng lao động 12% thì được hưởng 8,5 lần
mức lương cơ sở.

– Căn cứ Điều 3 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi
phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
như sau:

“Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp

1. Đối tượng được bồi
thường:

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy
giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều
4 của Thông tư này;

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết
luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường
trong các trường hợp sau:

– Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc
hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ
hưu;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do
bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của
Bộ Y tế).

2. Nguyên tắc bồi thường:

a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai
nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó,
không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

b) Việc bồi thường đối với người lao động bị
bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:

– Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả
năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy
giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so
với kết quả giám định lần trước liền kề.

3. Mức bồi thường:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như
sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với
người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với
người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%
thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng
tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x
0,4}

Trong đó:

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả
năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao
động từ 5% đến 10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng
lao động tăng 1%.

Ví dụ 1:

– Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe
lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A
tính như sau:

Tbt = 1,5 + {(15 – 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền
lương).

– Định kỳ, ông A giám định
sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy
giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông
A là:

Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền
lương).”

“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao
động

1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả
năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ
cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai
nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn
lao động;

b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi
từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp
lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính
quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai
nạn).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực
hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai
nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với
người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao
động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với
người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%
thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công
thức dưới đây:

Ttc = Tbt x
0,4

Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả
năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Ví dụ 2:

– Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông
B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định
mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông
B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

– Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi
làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy
định tại Khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do
lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền
lương)”

Như vậy, trong trường hợp bạn bị tai nạn lao động
dẫn đến suy giảm khả năng lao động 12% thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp
và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
nêu trên. Ngoài ra, người lao động bị suy giảm khả năng lao động 12% còn được
hưởng trợ cấp tai nạn lao động theo quy định tại Điểm b Khản 3 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp
và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp nêu trên.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây