Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ

0
1301

Tôi làm việc tại Trường Đại học Q. Theo hợp đồng có thời gian từ 11/2012-10/2015. Nay tôi đã thông báo trước việc sẽ chấm dứt làm việc với trường khi hợp đồng hết hạn. Vậy tôi xin hỏi là thủ tục nghỉ việc do nhà trường thực hiện hay tôi phải làm.

Việc nhà trường yêu cầu tôi phải xin xác nhận của khoa, các phòng
ban là không nợ nần gì với khoa và các phòng ban là đúng hay sai. Nếu nhà trường không ra quyết
định cũng như trả sổ bảo hiểm xã hội, thanh toán các khoản còn thiếu cho tôi thì tôi có thể khởi
kiện ở đâu.
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại bạn đang làm việc tại Trường Đại học Q., nhưng không nói
rõ đấy là trường công lập hay dân lập nên chúng tôi xin chia ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Trường đại học Q là trường đại học công lập

Khi đó, bạn được xác định là viên chức theo quy định tại điều 2 Luật Viên chức 2010Điều 2. Viên
chức

Viên chức là công dân Việt Nam được
tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm
việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.

Theo quy định tại điều 28 Luật Viên chức 2010 quy định về việc thay
đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau

3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng
làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, việc chấm dứt hợp đồng làm việc của bạn sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao
động 2012 về chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp 2: Trường đại học Q là trường đại học dân lập

Trong trường hợp này, bạn được xác định là người lao động, Trường đại học Q được xác định là người
sử dụng lao động. Việc chấm dứt hợp đồng lao động cũng được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao
động 2012.

Quy định về chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc) của bạn chấm dứt do hết hạn, đây là trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động theo quy định tại khoản 1 điều 36 Bộ luật lao động 2012.

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao
động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều
192 của Bộ luật này.

Khoản 6 Điều 192 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

6. Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách
đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã
giao kết đến hết nhiệm kỳ.

Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm
việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành
công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên. (khoản 5 điều 4 Luật
công đoàn 2012)

Như vậy, nếu bạn không phải là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn
thì hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc) của bạn đương nhiên chấm dứt.

Nếu bạn hiện đang là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn thì hợp đồng
lao động (hợp đồng làm việc) của bạn sẽ được gia hạn đến khi hết nhiệm kỳ công
tác.

Việc nhà trường yêu cầu bạn phải xin xác nhận của khoa, các phòng ban là không nợ nần gì với khoa
và các phòng ban theo chúng tôi hiểu là nhằm mục đích xác định bạn đã hoàn thành các công việc được
giao hay chưa, theo chúng tôi việc này là hợp pháp.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại điều 47 Bộ
luật lao động 2012 như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao
động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao
động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có
trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc
biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo
hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao
động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì
tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền
lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu
tiên thanh toán.

Như vậy, nhà trường có trách nhiệm trả sổ BHXH cho bạn. Nếu nhà trường không ra quyết đinh
chấm dứt hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc) cũng như trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có
thể yêu cầu Hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
giữa bạn và nhà trường theo quy định tại điều 200 Bộ luật lao động 2012.

Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại điều 202 Bộ luật lao
động 2012 như sau:

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là
06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp
của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện
ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Ngoài ra, trong trường hợp này, nhà trường có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ
cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 47
của Bộ luật lao động; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã
giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ
luật lao động
theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền
tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với hành vi không
trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định
tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với
hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động
sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm của người sử dụng lao
động khi chấm dứt HĐLĐ
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui
lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây