Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động

0
1208
Trách nhiệm của công ty khi người lao động
bị tai nạn lao động. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.


Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi hỏi bây giờ tôi phải làm những gì để đòi lại quyền lợi và lợi ích
của tôi khi công ty không ký hợp đồng lao động với tôi và trong quá trình lao động tôi bị tai nạn
lao động và không đi làm nữa công ty không hỏi thăm và cũng không thanh toán tiền chi phí thuốc cho
tôi giờ tôi phải làm đơn như thế nào gửi đi đầu cơ quan tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm giải quyết
cho tôi?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Giải quyết vấn đề:

Căn cứ Điều 144 Bộ luật lao động 2012 quy định
trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như
sau:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những
chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm
y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với
người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

 

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho
người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều
trị.

 

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

 

Điều 145 Bộ luật lao động 2012 quy định quyền
của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã
hội.

 

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội,
thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

 

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng
tháng theo thỏa thuận của các bên.

 

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được
người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

 

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng
lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4
tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;

 

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao
động bị chết do tai nạn lao động.

 

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người
lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều
này.”

 

Như bạn trình bày, bạn bị tai nạn lao động
trong quá trình lao động, công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn thì công ty phải thực hiện các
nghĩa vụ trên cho bạn. Nếu công ty không chi trả các khoản bồi thường như vậy công ty đã vi
phạm pháp luật.

Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động

>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm khi xảy ra tai nạn
lao động động:

1900.6198

Đối với hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính
theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 

 

l) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và
những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo
hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

 

m) Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường
cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

 

3. Biện pháp khắc phục hậu
quả:

 

 

d) Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần
chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với
người lao động tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến
khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điểm l Khoản 2 Điều này;

 

đ) Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho người lao động
cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điểm m Khoản 2 Điều này.”

 

Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo tới Phòng lao động
thương binh xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện

nơi công ty có trụ sở để yêu
cầu giải quyết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây