Trách nhiệm của công đoàn đối với các chính sách cho người lao động

0
1487

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Em có một tình huống, mong luật sư giúp em ạ! Anh A là công nhân, đã ký hợp đồng lao động với thời hạn 24 tháng với công ty B vào tháng 6-2011. Trong quá trình làm việc, tháng 1-2013 anh A được đại hội công đoàn công ty nhiệm kỳ 2013-2015 bầu vào ban chấp hành công đoàn công ty. Với nhiệm vụ mới, anh A rất tích cực trong công tác công đoàn cũng như công tác chuyên môn. Tuy nhiên, do tình hình sản xuất kinh doanh hó khăn, đơn hàng ngày càng ít, công ty phải lên phương án giảm lao động, bước đầu công ty sẽ tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động ký hợp đồng xác định thời hạn đã đến hạn. Đợt này có 02 người, trong đó có anh A. Đến hạn, công ty gọi anh A lên nhận sổ bảo hiểm và các chế độ có liên quan nhưng anh A không đồng ý vì anh vẫn có nguyện vọng làm tại công ty và cho rằng mình không vi phạm nội quy lao động cũng như các quy định khác mà công ty đề ra. Anh A đến gặp ban chấp hành công đoàn công ty đề nghị can thiệp. Hỏi: anh chị hãy tư vấn cho ban chấp hành công đoàn để có
thể phối hợp giải quyết cho anh A trong trường hợp này? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Vì thời điểm bạn đưa ra không cụ thể nên áp dụng theo quy định của

Công đoàn theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2012 có vai trò:

Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Công đoàn trong quan hệ lao động có các quyền theo Điều 191 như sau:

1. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.

2. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.

3. Những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại Điều này.

Như bạn trình bày, vì lý do kinh tế nên công ty đang phải cắt giảm lao động, trường hợp chấm dứt hợp đồng được xác định như sau:

Trường hợp thứ nhất:

Nếu căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động 2012 thì:

Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

Như thế, với các trường hợp thông thường, công ty vẫn chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật nếu dựa vào căn cứ nêu trên và khi hợp đồng lao động hết hạn.

Tuy nhiên, anh A ngoài là người lao động còn là cán bộ công đoàn được bổ nhiệm với nhiệm kỳ 2013 – 2015. Theo Điều 25 Luật công đoàn 2012 thì công đoàn thực hiện bảo đảm cho cán bộ công đoàn như sau:

1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.

2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không
thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong
thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Còn người sử dụng lao động có trách nhiệm theo khoản 6, khoản 7 Điều 192 Bộ luật lao động:

6. Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

7. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.

Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.

Từ những căn cứ trên, tại thời điểm này người sử dụng lao động không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với anh A. Công đoàn cần trao đổi rõ nghĩa vụ của người sử dụng lao động cho họ biết để đưa ra cách xử lý phù hợp. Nếu người sử dụng lao động vẫn cố tình chấm dứt hợp đồng lao động thì công đoàn có quyền:

– Báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để can thiệp;

– Đại diện theo ủy quyền khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn;

– Hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trường hợp thứ hai: Người sử dụng lao động chấm dứt với lý do theo khoản 2 Điều 44:

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của.

Nếu người sử dụng lấy căn cứ trên để chấm dứt hợp đồng lao động là không có căn cứ. Bởi lẽ, lý do kinh tế theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; 

b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Như vậy, việc chấm dứt của người sử dụng được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (thời điểm chấm dứt chưa hết thời hạn của hợp đồng). Nếu có hành vi đơn phương chấm dứt trái pháp luật thì chính bản thân anh A có quyền theo Điều 42:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao
động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Nếu người sử dụng lao động không thực hiện theo quy định trên, anh A có quyền khiếu nại đến phòng lao động Thương binh – xã hội để giải quyết cho bạn. Còn bên phía công đoàn trong quá trình người sử dụng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động có thể giải thích cho người sử dụng lao động quy định của pháp luật để người sử dụng lao động nắm rõ.Nếu
người sử dụng lao động vẫn cố tình đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì công đoàn có thể trao đổi với anh A để anh A bảo vệ quyền lợi của mình.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây