Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm và trả tiền lương cho người lao động khi nghỉ việc

0
1511
Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm và trả tiền
lương cho người lao động khi nghỉ việc. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được lấy sổ bảo
hiểm xã hội?


Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật sư! Tôi có một vấn đề cần giải
quyết. Tôi có tham gia hoạt động trong công ty từ tháng 4/2016 – tháng 8/2017. Ngày 21/7/2017 tôi
có làm đơn xin nghỉ việc kể từ ngày 31/8/2017 với lý do giải quyết việc gia đình . Ngày
31/7/2017 tôi có nhận được quyết định của công ty chấp nhận cho nghỉ việc kề từ ngày
31/7/2017 và làm hồ sơ chốt sổ cho tôi. Tuy nhiên trong thời gian 31/7 – 15/8 tôi vẫn làm việc
bình thường cho đến khi bàn giao công việc. Và tôi đã chính thức nghỉ 15/8 có đơn xin nghỉ
lần thứ 2 ( 15/8 ) đền nay 30/9/2017 tôi vẫn chưa nhận được các khoản thanh toán của công
ty ( lương từ 01/8 -15/8 , và 7 ngày phép năm từ tháng 1, đến tháng 7/2017 ) và sổ bảo hiểm xã
hội. Khi tôi gọi liên hệ Ban giam đốc hỏi lý do từ được trả lời là nghỉ ngang và chưa được sự
đồng ý đã nghỉ nên đã từ chối giải quyết. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này thì tôi có
gọi là nghỉ ngang và không được giải quyết gì không ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Quý
Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn,tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư
vấn:

Căn cứ theo khoản 1, Điều 37 Bộ luật lao
động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như
sau:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người lao động

 

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp
sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa
điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương
không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức
lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan
dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ
định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị
90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư
thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi
phục”.

Như vậy, theo quy định trên thì khi đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động, người lao động ngoài bảo đảm căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động theo Khoản 1
Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, thì còn phải báo trước cho người sử dụng lao động thời gian
nghỉ việc tùy từng loại hợp đồng theo khoản 2, Điều 37 Bộ luật lao động 2012. Cụ
thể:

– Với hợp đồng mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn
dưới 12 tháng thì người lao động phải báo trước ít nhất 03 ngày;

– Đối với hợp đồng xác định thời hạn (từ 1 năm đến
dưới 3 năm) thì phải báo ít nhất 30 ngày;

– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định
thời hạn.

 

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động :
 1900.6198

Ở đây, bạn chỉ nêu bạn làm việc trong
công ty từ tháng 4/2016 – tháng 8/2017. Bạn không nêu rõ loại hợp đồng lao động của
bạn là gì. Do đó, để bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty đúng quy định
thì:

– Bạn phải có một trong các lý do quy định tại
khoản 1, Điều 37 Bộ luật lao động 2012 và phải báo trước 30 ngày nếu hợp đồng lao động của bạn
là hợp đồng xác định thời hạn;

– Còn nếu hợp đồng lao động của bạn là hợp
đồng không xác định thời hạn thì bạn chỉ cần phải báo trước 45 ngày .

Bạn có nêu ngày 21/7/2017 bạn có làm đơn
xin nghỉ việc kể từ ngày 31/8/2017 với lý do giải quyết việc gia đình. Ngày 31/7/2017,
bạn có nhận được quyết định của công ty chấp nhận cho nghỉ việc kề từ ngày 31/7/2017 và
làm hồ sơ chốt sổ cho bạn. Điều này có nghĩa là công ty đã thỏa thuận chấp nhận cho bạn nghỉ
việc sau 10 ngày khi bạn thông báo. Tuy nhiên trong thời gian 31/7 đến 15/8 bạn vẫn
làm việc bình thường cho đến khi bàn giao công việc. Và bạn đã chính thức nghỉ từ ngày
15/8/2017. Theo như bạn cung cấp, thì bạn có đơn xin nghỉ lần 2, tuy nhiên, trong việc xin nghỉ lần
2 này bạn có được công ty chấp thuận hay không nên không đủ căn cứ để kết luận bạn có nghỉ ngang
hay không?

Tuy nhiên, theo quy định tại
Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi
chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm phải trả lương và
các giấy tờ của người lao động cho họ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thời hạn 07 ngày
là việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thành toán đầy đủ các khoản
có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên , trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được
quá 30 ngày.

Như vậy, theo quy định trên trách nhiệm chốt sổ bảo
hiểm xã hội, thanh toán tiền lương thuộc về người sử dụng lao động không phụ thuộc vào việc
người lao động nghỉ việc đúng quy định hay không. Trong trường hợp người sử dụng lao động cố tình
không trả lại sổ bảo hiểm xã hội cũng như không thanh toán các khoản tiền lương cho
bạn thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn hoặc thanh tra lao động Sở lao
động – thương binh và xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để cơ quan này giải
quyết buộc công ty thực hiện chốt, trả lại sổ bảo hiểm xã hội và thanh toán tiền
lương cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi
công ty đặt trụ sở để được xem xét, giải quyết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây