Trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ khi xảy ra tai nạn lao động theo Luật ATVS 2015

0
1235

Luật sư tư vấn về trách nhiệm bồi thường của NSDLĐ khi xảy ra tai nạn lao động theo Luật ATVS 2015. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung tư vấn: 

Trước hết cho tôi xin phép gửi tới Quý
công ty lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành lời chúc mừng đầu năm mới.Qua thông tin báo chí,
internet tôi được biết Quý công ty có chuyên mục tư vấn miễn phí luật cho người dân. Nên tôi gởi
email này cho Quý công ty và mong Quý công ty hỗ trợ tôi giải đáp các thắc mắc. Nội dung sự việc
như sau: Anh tôi làm việc cho công ty S Miền Trung tại Lào. Nào ngày 19/1/2014 trên đường đi làm về
(xe công ty đưa đón) bị tai nạn giao thông, tình trạng chấn thương nặng nên công ty đưa về Việt Nam
chữa trị, qua thời gian phẩu thuật não, hiện tại sức khỏe đã tạm ổn định. Bệnh viện cho xuất
viện vào ngày 8/2/2017 và hẹn 3 tháng sau quay lại kiểm tra để mổ và chỉnh lại xương nảo. Cho tới
thời điểm hiện tại các chi phí điều trị phía Công ty S đang chịu hoàn toàn, sau khi có thông báo
của BV về việc xuất viện thì tôi có liên hệ với Công ty hỏi là sau này tại khám để mổ tiếp thì
chi phí như thế nào? Các chế độ, chính sách tai nạn lao động ra sao? Phía công ty trả lời là trách
nhiệm Công ty chỉ lo tới thời điểm hiện tại, không hổ trợ thêm 1 chi phí nào nữa? Điều thiệt
thòi là anh tôi làm việc cho Cty không ký HDLD, thuộc diện lao động thời vụ. Cho tôi hỏi là
với cách trả lời như trên thì Công ty S đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động chưa?
Với trường hợp của anh tôi thì có được BHXH chi trả các chi phí theo luật lao động chưa?

Trân trọng!

Trả lời tư vấn:

Chào bạn,
cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho V-Law chúng tôi, công ty xin được tư vấn về
trường hợp này như sau:

Đối với trường hợp này thì người lao
động bị tai nạn trên đường đi làm nên sẽ
được coi là tai nạn lao động
và khi căn cứ theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm với người lao động như sau:

Điều 38. Trách nhiệm của
người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp

Người sử dụng lao động có trách
nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho
người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người
lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ
cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như
sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi
trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham
gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy
giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do
người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế
đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức
năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị
tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh
nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương
nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền
lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho
người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị
chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện
hành thì công ty phải có trách nhiệm bồi thường cho người lao động những khoản nêu trên; bên cạnh
đó, những khoản bồi thường này không phụ thuộc vào loại hợp đồng mà người đó ký kết tại
công ty vì người này đã có thỏa thuận và đã làm việc tại công ty. Cho nên, nếu như lần mổ tiếp theo
của người này xuất phát từ nguyên nhân là do tai nạn lao động lần này gây ra thì mới có căn cứ
yêu cầu phía công ty chi trả viện phí cho lần mổ tiếp theo này; nếu họ không chi trả gia đình bạn
có quyền khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu được giải quyết các chế độ tương ứng.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây