Tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

0
2311

Tổ chức công đoàn là tổ chức như thế nào? Pháp luật quy định về tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động như thế nào?

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, để khẳng định mình thì tổ chức Công đoàn với chức năng nhiệm vụ đã được pháp luật quy định, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa to lớn, nhằm hứng các hoạt động của Công đoàn về cơ sở, góp phần phát triển doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích người lao động, ổn định xã hội, góp phần vào quá trình phát triển của đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động. Tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động đã được pháp luật quy định tại Hiến pháp 2013, và Bộ luật lao động 2012, cụ thể như sau:

1. Khái niệm tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 10 Hiến pháp 2013)

2. Mục đích hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Hoạt động của công đoàn vừa có mục đích kinh tế vừa có mục đích xã hội. Mục đích kinh tế của công đoàn thể hiện ở chỗ hoạt động của tổ chức công đoàn gắn với việc bảo đảm đời sống và điều kiện lao động cho giới lao động, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, bảo đảm các phúc lợi xã hội… Mục đích xã hội của công đoàn thể hiện ở chỗ bên cạnh các mục tiêu kinh tế, tổ chức này còn nhằm bảo vệ các quyền gắn liền với việc bảo vệ nhân phẩm
của người lao động và nâng cao địa vị của người lao động trong mối tương quan lao động và xã hội của giới chủ.

3. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Điều 188 Bộ luật lao động quy định vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động như sau:

Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và dự thảo nội dung thoả ước lao động tập thể.

Ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền dự họp thương lượng. Chủ tịch công đoàn cơ sở có quyền cùng người sử dụng lao động chủ trì hội nghị thảo luận, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động.

Công đoàn cơ sở có quyền phối hợp với người sử dụng lao động kiểm tra, xem xét và xử lý những trường hợp làm trái với thoả ước lao động tập thể đã ký kết, phát hiện những vướng mắc tồn tại để kiến nghị, thương lượng với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời. Trong quá trình thực hiện thoả ước lao động tập thể, ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động để bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thoả ước lao động tập thể.

4. Chức năng của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Đại diện cho người lao động tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng và thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, các chính sách, các cơ chế quản lý kinh tế, các chủ trương chính sách có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động.

Tập hợp, giáo dục và tuyên truyền pháp luật để người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, của các cơ quan và các tổ chức. Từ đó tạo cho người lao động các phương thức xử sự phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và pháp lý.

Thực hiện các quyền đã được pháp luật ghi nhận một cách có hiệu quả để bảo vệ và chăm lo đến lợi ích và đời sống của người lao động.

Tham gia các quan hệ trong nước và quốc tế nhằm xây dựng các mối quan hệ đối nội và đối ngoại rộng rãi, góp phần thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện tốt cho môi trường lao động xã hội.

5. Quyền hạn của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Tổ chức công đoàn có các quyền hạn sau:

  • Giải quyết việc làm cho người lao động và can thiệp khi người lao động mất việc làm.
  • Đảm bảo tiền lương cho người lao động.
  • Kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động.
  • Tổ chức, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, nghỉ ngơi, du lịch cho người lao động.
    Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động và giải quyết tranh chấp lao động.

Trong quan hệ lao động, công đoàn là đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Khi pháp luật lao động quy định công đoàn cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động, tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động thì quyền của công đoàn được cụ thể hóa ở những mức độ khác nhau. Trong thực tiễn, việc thực thi áp dụng các quy định
trên đây của pháp luật lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về năng lực hoạt động thực tiễn của chính bản thân tổ chức công đoàn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây