Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động

0
2053

Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý vụ án giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là gì?

Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý vụ án giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.Về nguyên tắc, tòa án có thẩm quyền giải quyết những vụ việc phát sinh từ quan hệ lao động do pháp luật lao động điều chỉnh, trừ các yêu cầu về giải quyết đình công. Các vụ việc về lao động thuộc thẩm quyền của tòa án bao gồm các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể và các yêu cầu về lao động.

Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì “1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Ngoài ra, thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân còn được quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động năm 2019 bao gồm: (i) Hòa giải viên lao động; (ii) Hội đồng trọng tài lao động; (iii) Tòa án nhân dân.

Với một số tranh chấp lao động cá nhân, Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết ngay mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở. Đó là các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng; về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; tranh chấp về bảo hiểm xã hội; tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Khoản 2 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết. 3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề; b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động; c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. 5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”.

Điều 191 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: (i) Hòa giải viên lao động; (ii) Hội đồng trọng tài lao động; (iii) Tòa án nhân dân. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Theo quy định tại Điều 195 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tập thể về lợi ích thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: (i) Hòa giải viên lao động; (ii) Hội đồng trọng tài lao động. Như vậy không bao gồm tòa án trong trường hợp này.

Như vậy, có thể thấy các tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án phần lớn phải giải quyết theo thủ tục “tiền tố tụng” nhưng không có kết quả thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của BLTTDS. Những quy định này phù hợp với bản chất và mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động đồng thời giảm gánh nặng cho Tòa án. Ngoài ra, có thể thấy những quy định của BLTTDS đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các tranh chấp lao động được nhanh chóng, linh hoạt hơn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây