Thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể

0
1346
Thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Quy định về thỏa ước lao động tập thể.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm việc tại một công ty trực thuộc Tổng Công ty, vừa qua tại Hội nghị
người lao động, Tổng Công ty có tổ chức ký thỏa ước lao động tập thể, bên sử dụng lao
động là Tổng Giám đốc, bên đại diện tập thể lao động là Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty, mà Công
đoàn Tổng Công ty là Công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở. Theo Bộ Luật lao động năm 2012 và
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ, như vậy Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty
đại diện tập thể lao động ký thỏa ước lao động tập thể đúng hay không? Nhờ Luật sư tư vấn
giúp.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Quan hệ lao động là quan hệ giữa người sử dụng lao
động và người lao động, trong đó người lao động luôn được coi là bên yếu thế trong quan hệ lao động
và để bảo đảm được các điều kiện lao động, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
thì pháp luật có quy định tại nơi làm việc phải có thỏa ước lao động tập thể để nhằm bảo vệ người
lao động.

Căn cứ Điều 73
quy định thỏa ước lao động tập
thể như sau:

“1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận
giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được
thông qua thương lượng tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập
thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do
Chính phủ quy định.

2.Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái
với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp
luật.”

Như vậy, thỏa ước lao động tập thể được lập ra nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi ký kết thỏa ước lao động tập thể thì buộc
phải thực hiện theo quy tục được quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động 2012 như
sau:

“1. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại
diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao
động

2. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các
bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:

a) Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu
quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập
thể doanh nghiệp;

b) Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn
cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được
trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;

c) Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác
theo quy định của Chính phủ.

3. Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người
sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.”

Theo quy định trên thì thỏa ước lao động tập
thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử
dụng lao động. Trong đó, căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định về người
ký kết người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.

“1. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh
nghiệp tại Khoản 1 Điều 83 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở
hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ
sở;

b) Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo
pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người ký kết thỏa ước lao động tập thể
quy định tại Khoản 1 Điều này không trực tiếp ký kết thỏa ước lao động tập thể thì ủy quyền hợp
pháp bằng văn bản cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể. Người được ủy quyền không được
tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể.”

Như vậy, những chủ thể có thẩm quyền ký kết thỏa ước
lao động tập thể sẽ là những chủ thể sau:

+ Phía bên người sử dụng lao động là người đại diện
theo pháp luật của công ty bạn.

+ Bên đại diện tập thể lao động là Chủ tịch công
đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sơ ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ
sở.

Như vậy, nếu tại Công ty nơi bạn làm việc chưa thành
lập công đoàn cơ sở thì thẩm quyền ký kết lao động tập thể của công ty bạn sẽ là Chủ tịch công đoàn
cấp trên trực tiếp cơ sở, tức Chủ tịch công đoàn Tổng công ty. Còn nếu Công ty nơi bạn làm được
thành lập công đoàn cơ sở thì thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể sẽ là Chủ tịch công đoàn
cơ sở, không phải Chủ tịch công đoàn Tổng công ty.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây