Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động theo sự lựa chọn của nguyên đơn

0
1672
Các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án
trong giải quyết tranh chấp lao động theo BLTTDS thể hiện sự tiến bộ đáng kể của pháp luật trong
TTDS Việt Nam.


Để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trong trường hợp việc xác định thẩm quyền theo
lãnh thổ có khó khăn hay trong trường hợp có nhiều Tòa án có điều kiện để giải quyết  trang
chấp hoặc trong trường hợp nếu để Tòa án có thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết sẽ
không thuận lợi cho nguyên đơn, Điều 36 BLTTDS đã quy định quyền của nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa
án giải quyết tranh chấp lao động trong những trường hợp nhất định. Theo đó, nguyên đơn có quyền
lực chọn Tòa án giải quyết tranh chấp lao động trong những trường hợp sau:

– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi có bị
đơn có tài sản giải quyết

– Nếu tranh chấp phát dinh từ hoạt động của chị nhánh tổ chức
thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặ nơi tổ chức có chi nhánh để giải
quyết

– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở
Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết

– Nếu tranh chấp về bối thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm
dứt hợp đồng lao động, bảo  hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương,
thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án
nơi mình cư trú, làm việc giải quyết

– Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của cai
thầu hoặc người có vai trò chung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người cai thầu,
người có vai trò chung gian cư trú, làm việc giải quyết.

– Nếu tranh chấp phát sinh từ qun hệ hợp đồng thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết.

– Nếu các bị đơn cứ trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác
nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nới một trong các bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở giải
quyết.

Nghị
quyết 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/03/2005 đã hướng dẫn
thực hiện quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn như sau:

– Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa
chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyế vị việc dân sự thì khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án
phải giải thích cho họ biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được điều luật này quy định mới
có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn, Tòa án do họ lựa chọn yêu cầu người khởi
kiện phải cam kết trong đơn khởi kiện không khởi kiện tại các Tòa án khác.

– Trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện nộp đơn khởi kiện
tại nhiều Tòa án khác nhau được Điều Luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có
thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào Điểm e Khoản
1 Điều 168 của BLTTDS năm 2004 trả đơn khởi kiện; nếu đã thị lý thì căn cứ vào Điểm e Khoản 2 Điều
192 của BLTTDS năm 2004 ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xóa tên vụ việc dân sự đó
trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương
sự.

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Nếu đương sự đã nộp tiền tạm án ứng phí, thì Tòa án căn cứ
vào Khoản 3 Điều 193 của BLTTDS 2004 trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã
nộp.

Trong
trường hợp tranh chấp về thẩm quyền thì giải quyết tranh chấp về thẩm quyền theo quy định Khoản 2,
3 Điều 37 BLTTDS được thực hiện như sau:


Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tóa án
nhân dân cấp Huyện trong cùng một tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải
quyết

– Tranh
chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác hoặc giữa TAND cấp tỉnh sẽ do Chánh án TAND tối cao giải quyết.

Tóm lại, các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án trong
giải quyết tranh chấp lao động theo BLTTDS thể hiện sự tiến bộ đáng kể của pháp luật trong TTDS
Việt Nam. Về phương diện kỹ thuật lập pháp, các quy định này một mặt đã kế thừa được những ưu điểm,
giá trị đã được thừa nhận và tồn tại tương đối ổn định trong một thời gian khá dài trong các văn
bản pháp luật TTDS trước kia về giải quyết tranh chấp lao động. Mặt khác tiếp thu những giá trị
tiến bộ của pháp luật TTDS một số quốc gia có hệ thống pháp luật tiên tiến trên cơ sở tiếp thu, lựa
chọn, kết hợp hài hòa phù hợp với điều kiện, tình hình nền kinh tế- xã hội nước ta đang trên đà
phát triển và hôi nhập mạnh mẽ. Về mặt nội dung, trình tự, thủ tục xét xử các tranh chấp lao động
tại phiên tòa về cơ bản đã được quy định đầy đủ, và chi tiết, đáp ứng các nhu cầu giải quyết các
tranh chấp lao động ngày càng gia tăn trong đời sống xã hội, giúp cho Tòa án xét xử các tranh chấp
lao động một cách công bằng, chính xác và đúng thời hạn, nâng cao chất lượng bản án cũng như giảm
thiểu án tồn đọng. Tuy nhiên các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án trong giải quyết tranh
chấp lao động phải tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế của thị trường đàn trong quá
trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi: 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây