Tạm hoãn hợp đồng lao động, một số trường hợp cụ thể

0
971

Hợp đồng lao động tạm hoãn khi người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công dân đối với đất nước nếu đủ điều kiện tham gia. Trên thực tế độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự gần trùng khớp với độ tuổi lao động nên trường hợp người lao động đang làm việc có giấy gọi đi nhập ngũ rất phổ biến. Vì sự phổ biến đó nên vấn đề này được ghi nhận tại Bộ luật lao động năm 2012 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đang trong mối quan hệ lao động phải đi thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Theo đó, đối với các đối tượng đi thực hiên nghĩa vụ quân sự trong thời gian làm việc sẽ thuộc vào trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động mà không phải là chấm dứt hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động tạm hoãn khi người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Theo pháp luật hình sự tạm giữ là trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo lệnh truy nã. Tạm giam là thời gian áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Như vậy đối với những trường hợp tạm giam và tạm giữ thì người lao động sẽ bị quản thúc bởi cơ quan chức năng nên không thể thực hiện quan hệ lao động với người sử dụng lao động được. Nhưng về bản chất mặc dù người lao động bị tạm giam, tạm giữ nhưng họ vẫn chưa bị kết án nên vẫn không thuộc vào các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2012 nên các nhà làm luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động nên xếp trường hợp này vào các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.

Quyền làm việc
Luật sư tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Hợp đồng lao động tạm hoãn khi người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

Đây là một trong những điểm hợp lý được Bộ luật lao động 2012 bổ sung so với những văn bản cũ. Trong những trường hợp người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc là những tình huống phát sinh trên thực tế, nếu không được coi là các trường hợp được tạm hoãn thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Vì đối với những đối tượng người lao động trong trường hợp này khả năng tìm được việc sau khi ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc rất khó nên để không ảnh hưởng đến cuộc sống đến thu nhập của người lao động thì pháp luật xem đây là trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được tạm hoãn khi lao động nữ mang thai theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo nội dung quy định của điều 156 Bộ luật lao động 2012 thì lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi sẽ có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Quy định này tiếp tục kế thừa tính ưu việt của những quy định trước đó, phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của lao động nữ làm công việc hoặc ngành nghề không đảm bảo cho sự phát triển cho thai nhi cũng như quá trình làm mẹ an toàn của lao động nữ, thể hiện sự chú trọng quyền lợi của lao động nữ khi mang thai của pháp luật

Hợp đồng lao động tạm hoãn trong trường hợp do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận

Về bản chất của quan hệ pháp luật lao động luôn đề cao sự thỏa thuận, ý chí tự nguyện của các bên nằm trong phạm vi của quy định pháp luật. Nên ngoài những trường hợp cụ thể pháp luật lao động cho phép được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì còn có các trường hợp khác do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau, và sự thỏa thuận này không thuộc vào những trường hợp cấm theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được công nhận

Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 32 Bộ Luật Lao động thì theo quy định tại Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP còn quy định người sử dụng lao động và người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổn công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con làm chủ sở hữu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

Người lao động được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng

Người lao động được cấp có thẩm quyền cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây