Tạm đình chỉ công việc có phải là nghỉ việc ?

0
1358

Trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động buộc phải tạm đình chỉ công việc của người lao động. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện mà phải tuân theo quy định của pháp luật.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Thế nào là tạm đình chỉ công việc?

Tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động.

Đây là biện pháp pháp lý được quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2012, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động áp dụng khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.

Khi nào tạm đình chỉ công việc?

Theo khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động chỉ được thực hiện quyền này sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở.

Tuy nhiên, việc tạm ngưng công việc của người lao động nhằm mục đích điều tra, xác minh sự việc nhanh chóng, chính xác, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại công bằng, đảm bảo kỷ luật trong đơn vị.

Do đó, dù tổ chức công đoàn không nhất trí thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tạm đình chỉ trong bao lâu?

Người lao động bị tạm ngưng công việc đồng nghĩa với việc không được đi làm, không có tiền lương để bảo đảm cuộc sống của bản thân và gia đình.

Do đó, pháp luật chỉ cho phép tạm ngưng công việc không quá 15 ngày,  trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày (thường áp dụng với vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh).

Quyền lợi của người lao động khi bị tạm đình chỉ?

Trong thời gian bị tạm đình chỉ, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Trường hợp bị xử lý kỷ luật, người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng. Trường hợp không bị xử lý, người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ (Khoản 2 và 4 Điều 129 Bộ luật Lao động 2012).

Tạm đình chỉ công việc không chỉ là quyền của người sử dụng lao động mà còn là nghĩa vụ của người lao động khi mắc lỗi. Bất kì ai cũng nên biết những thông tin nêu trên để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây