Quyền của người sử dụng lao động và thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

0
1338
Quyền tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động
theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động và thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động cá nhân của Tòa án nhân dân



Tóm tắt câu hỏi
:

Em xin hỏi luật sư:

1. Trong điều chuyển công việc theo Điều 31  Bộ
luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động được chuyển việc làm của người lao động nhưng có
quyền được chuyển cả địa điểm làm việc của người lao động không ạ? Luật sư có thể giải thích rõ cho
em được không?

VD: A làm lái xe cho công ty B tại trụ sở chính tại Hà Nội.
Do nhu cầu công việc nên giám đốc công ty điều chuyển A làm bảo vệ tại chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí
Minh trong vòng 1 tháng. Việc điều chuyển của công ty có đúng pháp luật không ạ?

2.

Trong tranh chấp lao động cá nhân trong nước
thì những trường hợp nào cơ quan thụ lý đơn sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương?

Mong luật sư giúp đỡ.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu
hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan
điểm tư vấn của mình như sau:

1.

Việc điều chuyển như ví dụ trên là hợp
pháp, người sử dụng lao động có quyền được chuyển địa điểm làm việc của người lao động. Theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Bộ luật lao động  năm 2012 thì người sử dụng lao động
có quyền
Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu
cầu sản xuất, kinh doanh”.

Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, để phục
vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh, người sử dụng lao động có quyền bố trí một công việc khác hoặc
chuyển địa điểm làm việc của người lao động

Quyền của người sử dụng lao động và thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

2.
Những trường hợp trong tranh chấp lao động mà
cơ quan thụ lý đơn sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
tại Điều 31 và Điều 34 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2011:

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử
dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động;

– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao
động;

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
nghiệp xuất khẩu lao động.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ để được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây