Quy định về việc xác định ngày nghỉ hàng tuần đối với người lao động?

0
1284

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm việc cho một văn phòng đại diện sau thời gian thử việc đã có HĐLĐ chính thức với công ty. Trong HĐLĐ ghi thời gian làm việc từ Thứ 2 đến sáng T.7 hàng tuần (48 giờ/ tuần)8:00-12:00 và từ 13:00-17:00 hàng ngày.

Nhưng hiện nay Giám đốc muốn mở rộng kinh doanh nên yêu cầu tôi và 2

đồng nghiệp khác làm việc thêm cả ngày chủ nhật với lịch làm việc như sau:Tôi:tuần 1: làm từ thứ 2
đến chủ nhật nguyên ngày (thứ 7 nghỉ)tuần 2: làm từ thứ 2 đến thứ 6 (thứ 7& CN nghỉ)tuần 3: làm
từ thứ 2 đến chủ nhật nguyên ngày (thứ 7 nghỉ)tuần 4: làm từ thứ 2 đến thứ 6 (thứ 7& CN
nghỉ)tuần 5: làm từ thứ 2 đến sáng thứ 7, chiều t.7 và CN nghỉ. Đồng nghiệp:tuần 1: làm từ thứ 2
đến chủ nhật nguyên ngày (thứ 5 nghỉ và chiều thứ 7 nghỉ)tuần 2: làm từ thứ 2 đến chủ nhật nguyên
ngày (thứ 5 nghỉ và chiều thứ 7 nghỉ)tuần 3: làm từ thứ 2 đến chủ nhật nguyên ngày (thứ 5 nghỉ và
chiều thứ 7 nghỉ)tuần 4: làm từ thứ 2 đến chủ nhật nguyên ngày (thứ 5 nghỉ và chiều thứ 7 nghỉ)tuần
5:làm từ thứ 2 đến chủ nhật nguyên ngày (thứ 5 nghỉ và chiều thứ 7 nghỉ).

Cho em hỏi trường hợp công ty thay đổi lịch làm việc mà không tính
tiền làm việc ngoài giờ cho người lao động có đúng không? HĐLĐ không ghi nhưng giám đốc bắt
nhân viên theo lịch làm việc trên thì sẽ bị xử phạt hay không? Xin luật sư hướng dẫn. Xin cảm
ơn!

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn tới V-Law, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng về  việc đơn vị thay đổi
lịch làm việc mà không tính tiền làm việc ngoài giờ cho người lao động ở đây có phải làm vào
ngày nghỉ hàng tuần hay không. Trường hợp vào ngày nghỉ hàng tuần thì áp dụng theo quy định của
Điều 110 Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể:

Điều 110. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động
có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04
ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ
hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao
động.

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn
thì có thể đơn vị thay đổi ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động. Tuy nhiên, việc thay đổi này
phải đảm bảo 2 yêu cầu là rơi vào một ngày cố định trong tuần và thể hiện trong nội quy lao động.
Nhưng do việc đơn vị thay đổi không có sự thỏa thuận cũng như việc sắp xếp bố trí ngày nghỉ hàng
tuần trái với quy định của pháp luật nên về nguyên tắc đơn vị vẫn phải có nghĩa vụ chi trả tiền
lương làm ngoài giờ cho người lao động làm việc vào những ngày nghỉ hàng tuần đó (trường hợp
đơn vị không chi trả là trái với quy định pháp luật).

Hành vi tự ý thay đổi lịch làm việc so với nội dung hợp đồng lao động
đã giao kết mà không có sự thỏa thuận với người lao động về bản chất là trái quy định. Tuy nhiên,
với hành vi trên pháp luật không đưa ra hình thức xử phạt vi phạm hành chính nhưng để đảm bảo quyền
lợi của mình được làm việc theo đúng hợp đồng, thời gian đã giao kết thì bạn có quyền không chấp
nhận việc thay đổi đó. Trường hợp đơn vị vẫn có hành vi ép buộc người lao động thì có thể làm đơn
khiếu nại gửi trực tiếp tới Phòng lao động thương binh và xã hội để giải quyết.

Tuy nhiên, đối với hành vi vi phạm về ngày nghỉ hàng tuần thì sẽ
bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP:

Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần,
nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao
động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao
động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao
động;

d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao
động;

đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở
lên.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Quy định về việc xác định ngày nghỉ hàng tuần đối với người lao động?. Nếu
còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện
đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên
hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ
kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây