Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

0
1566
Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động được quy định tại Nghị định số 43/2013/
NĐ-CP.


Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao
động

Theo quy định tại điều 25 Nghị định số 45/2013/ NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn
lao động, vệ sinh lao động:

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,
vệ sinh lao động, có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban
hành theo thẩm quyền văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh
lao động;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan lập Hồ sơ
quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo thông lệ quốc tế;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d) Hướng dẫn và quản lý việc tổ chức huấn luyện về an toàn
lao động, vệ sinh lao động;

đ) Hướng dẫn thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã có hoạt động sản xuất kinh
doanh;

e) Đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương
trình giảng dạy trong các trường và cơ sở dạy nghề;

g) Thực hiện điều tra tai nạn lao động; phối hợp với Bộ Công
an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra, xử lý tai nạn lao động có dấu hiệu tội
phạm;

h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

i) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban
hành theo thẩm quyền văn bản về chăm sóc sức khoẻ cho người lao động; tiêu chuẩn sức khỏe quy định
cho từng loại nghề, công việc;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
xây dựng, ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;

c) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn
các biện pháp bảo đảm vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở
để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động thuộc
thẩm quyền;

d) Hướng dẫn việc tổ chức đội cấp cứu tại chỗ; nội dung tập
huấn về sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

đ) Hướng dẫn và quản lý việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám bệnh nghề nghiệp; giám định y khoa để xếp hạng thương tật, điều
trị và phục hồi chức năng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp

3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ
thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

b) Chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động về an
toàn bức xạ và an toàn hạt nhân.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung an toàn
lao động, vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại
học.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
phù hợp với điều kiện làm việc đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục
thể thao.

6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kiểm định
kỹ thuật an toàn lao động và huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an
toàn lao động, vệ sinh lao động.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa
phương; xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao
động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây