Quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

0
1375
Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của
quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình
chính vì vậy nhà nước có quyền quản lý người lao động.


Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã
hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực
hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất
hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà
nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên, nhằm
mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia, trong đó chủ yếu để
bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị.

Khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Nhà nước sẽ
xây dựng những nội dung quản lý người lao động để họ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp
luật Việt Nam cũng như những quy định của pháp luật nước ngoài.

Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch,
chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước sẽ xây dựng những chiến lược, kế
hoạch cụ thể khi người lao động đi làm việc ở nước được đảm bảo và tốt nhất cho người lao
động.

Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước sẽ tuyên truyền, phổ
biến pháp luật cho người lao động để người lao động hiểu và tuân thủ theo quy định của nước
ngoài.

Quy định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến
thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động mới sang nước ngoài nên
kiến thức cũng như hiểu biết về pháp luật còn hạn chế chính vì vậy mà Nhà nước cung cấp những tài
liệu cần thiết cho người lao động để người lao động thêm những hiểu biết nhất
định.

Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản
lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu để thực hiện quản lý người lao động đi làm việc ở
nước ngoài bằng mã số.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở
nước ngoài; đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.

Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động
ngoài nước; quy định khu vực, ngành, nghề và công việc mà người lao động không được đến làm việc ở
nước ngoài; cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp và người lao động.

Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
người lao động đi làm việc ở nước ngoài; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây