Quan hệ lao động và tranh chấp quan hệ lao động

0
1458
Quan hệ lao động và tranh chấp quan hệ lao
động. Không ký kết hợp đồng lao động thì quan hệ lao động có được coi là hợp pháp
không?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Em có câu hỏi nhờ luật sư tư
vấn.

1. Công ty không có hợp đồng lao động với công nhân, có tranh
chấp thì ai sẽ cãi thắng?

2. Không tăng lương theo Bộ luật lao động nhà nước đề ra thì
công ty sẽ chịu trách nhiệm gì?

3. Mức tăng lương cho công nhân lao động ở Hà Nội tối thiểu
là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp gấp, em cám ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn
bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với

thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của
mình như sau:

1 .Công ty không có hợp đồng lao động với công nhân,
có tranh chấp thì ai sẽthắng?

Để giải đáp được thắc mắc của bạn thì trước tiên bạn cần hiểu
rõ về hợp đồng lao động và nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật lao động
2012.

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong quan hệ lao động.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao
động:

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung
thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái
pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Như vậy, nếu công ty và người lao động không giao kết hợp
đồng lao động thì hai bên sẽ không bị ràng buộc cũng như không có bất kỳ quyền và nghĩa vụ gì với
nhau. Người lao động không cần tuân thủ nội quy của công ty mà công ty cũng không có nghĩa vụ chi
trả bất kỳ khoản thù lao nào cho người lao động.

Tuy nhiên theo quy định tại điều 18 Bộ luật lao động năm
2012, khi bạn làm việc cho công ty, công ty phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
với bạn:

“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao
động:

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao
động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của
người lao động.”

Mặt khác, trừ trường hợp là công việc tạm thời có thời hạn
dưới 3 tháng thì giao kết hợp đồng lao động phải bằng văn bản theo quy định tại điều 16, Bộ luật
lao động 2012:

Như vậy, công ty của bạn phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng
bằng văn bản với bạn nhưng công ty đã không làm nên công ty đã vi phạm quy định pháp luật về lao
động.

Khi vi phạm về việc giao kết hợp đồng như trên, công ty
của bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điều 5, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 2. Không tăng lương theo luật lao động nhà nước
đề ra thì công ty sẽ chịu trách nhiệm gì?

Điều 13 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng quy định  xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về tiền lương như
sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao
động, quy chế thưởng theo quy định pháp luật;

+ Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao
động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế
thưởng;

+ Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng
lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

+ Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức
trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

– Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy
định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả
lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ
luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao
động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật
lao động theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động;

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11
người đến 50 người lao động;

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51
người đến 100 người lao động;

+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101
người đến 300 người lao động;

+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.

–  Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người
lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau
đây:

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động;

+ Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11
người đến 50 người lao động;

+ Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51
người lao động trở lên.

– Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng
đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4
.

3. Mức tăng lương cho công nhân lao động ở Hà Nội tối
thiểu là bao nhiêu?

Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp
dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2016 như sau:

Vùng 1 là 3,5 triệu đồng/ tháng; vùng 2 là 3,1 triệu
đồng/ tháng; vùng 3 là 2,7 triệu đồng/ tháng; vùng 4 là 2,4 triệu đồng/tháng. Mức lương
tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng, tăng trung bình
khoảng 12,4%

Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Mức lương
tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và
người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc
trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn
thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

+
Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối
với người lao động đã qua học nghề.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây