Những biện pháp nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm

0
3533

Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Có những biện pháp có thể giải quyết trực tiếp việc làm cho người lao động nhưng cũng có những biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động.

Chuyên viên Huỳnh Thu Hương sẽ nêu rõ những biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm như chương trình việc làm

Theo quy định của pháp luật lao động, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng chương trình việc làm ở địa phương trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và người sử dụng lao động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia chương trình việc làm. Chương trình việc làm nhằm hướng tới việc đảm bảo cho mọi người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, thông qua đó, giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vối giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Chương trình việc làm được triển khai theo hai hướng cơ bản sau: (i) Tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm; (ii) duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu bạn muốn biết thêm quy định pháp luật về lĩnh vực lao động, hãy tham khảo tại luật lao đông việt nam 2021

Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm như quỹ giải quyết việc làm

Hiện nay ở nước ta có 03 loại quỹ việc làm, đó là quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc làm cho người tàn tật. Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp pháp lí quan trọng của Nhà nước trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Quỹ giải quyết việc làm được sử dụng theo đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm của địa phương. Quỹ việc làm cho người tàn tật được sử dụng vào mục đích: (i) Cấp để hỗ trọ hoặc cho vay với lãi suất thấp cho một số cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tàn tật; (ii) Các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật.

Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm như tổ chức dịch vụ việc làm

Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phàn chi phí hoạt động. Các trung tâm này được nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội giao chỉ tiêu biên chế cán bộ, được hỗ trợ đầu tư từ nguồn nhân sách nhà nước về trang thiết bị, cơ sở vật chất tài chính. Các tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, thu thập và cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức dịch vụ việc làm được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về phí, pháp luật về thuế.

Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm như dạy nghề gắn với việc làm

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mục tiêu của dạy nghề là: đào tạo nhân lực kĩ thuật trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ dạy nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động thông qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được ơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tổ chức cá nhân được đưa người lao động đi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do họ thành lập. Hoạt động đưa người loa động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp là hoạt động phi lợi nhuận.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây