Người sử dụng lao động chiếm giữ trái phép tài sản của người lao động

0
1376
Công ty giữ chiếc xe máy của em tôi có giá
trị khoảng 80 triệu đồng để buộc bồi thường thiệt hại em tôi đã gây ra có đúng
không?


Tóm tắt câu hỏi:

 

Em tôi hiện đang làm việc tại một công ty. Trong quá trình
làm việc em tôi có gây ra thiệt hai cho công ty khoảng 30 triệu đồng. Công ty đã phát hiện và giữ
chiếc xe máy của em tôi có giá trị khoảng 80 triệu đồng (lợi dụng lúc đang nói chuyện với em tôi
thấy em không để ý nên rút chìa khóa xe) nói là để bồi thường thiệt hại đã gây ra. Em tôi đồng ý sẽ
bồi thường bằng tiền từ từ chứ không chấp nhận giữ xe của em tôi. Tôi muốn hỏi là công ty giữ xe
của em tôi như vậy có đúng không?

Luật sư tư vấn:

 

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật lao động 2012, người lao
động gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, việc bồi thường phải theo nguyên tắc, trình tự thủ tục pháp luật quy định (Điều
131, 123, 124 BLLĐ 2012). Tức là việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào
lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao
động. Mặt khác, phương thức bồi thường nếu không phải là khấu trừ lương thì phải có sự thỏa thuận,
đồng ý của các bên.

Trong trường hợp của bạn, việc người sử dụng lao động tự ý
giữ xe máy của người lao động để phục vụ cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người lao động
gây ra là hoàn toàn trái pháp luật. Với hành vi này, người giữ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ
sung 2009. Cụ thể như sau:

“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người
quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do
mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu
cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm
triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù
từ một năm đến năm năm.”

 

1900.6198

Hành vi chiếm giữ trái phép ở đây là trường hợp cầm giữ tài
sản mà không được sự cho phép của chủ sở hữu hoặc người quản lí tài sản, tương ứng với trường hợp
của bạn.

Như vậy, đối với vấn đề của bạn, trong trường hợp em bạn
không thỏa thuận được với công ty về việc bồi thường bằng cách khác mà công ty nhất định giữ xe của
em bạn để bán thì bạn có quyền tố cáo hành vi này với cơ quan công an cấp huyện. Bạn cũng cần phải
lưu ý rằng hiện nay chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định chỉ là cá nhân mà không bao gồm
tổ chức (công ty), nên bạn chỉ có thể tố cáo trực tiếp những người có hành vi giữ xe của em
bạn.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ  1900.6198

để
được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây