Người lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

0
1270

Luật sư tư vấn về vấn đề liên quan đến Người lao động là người nước ngoài làm việc cho DN Việt Nam thì ký kết hợp đồng lao động và hình thức làm việc được quy định như thế nào. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung tư vấn:

Tôi có câu hỏi về vấn đề liên quan đến Người lao động là người
nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

1. Ngoài giấy phép lao động còn có giấy tờ nào khác để chứng minh họ
đã làm việc tại Doanh nghiệp không

2. Và ngôn ngữ sử dụng trong đó là gì tiếng anh, tiếng việt hay ngôn
ngữ của người nước ngoài đó.

3. Người lao động là người nước ngoài làm việc cho DN Việt Nam hình
thức làm việc là online có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này không.

Trân trọng và kính mong nhận được sự tư vấn từ Quý đơn vị.. Xin chân
thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn: 

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới V-Law, trường hợp
này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Đối với Người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì
khi sử dụng lao động người sử dụng lao động đề nghị xác nhận người lao động không thuộc diện cấp
giấy phép lao động tại sở Lao động thương binh- xã hội.

Để chứng minh người lao động đã làm việc tại Doanh nghiệp có thể căn
cứ vào hợp đồng lao động giữa Doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Về ngôn ngữ sử dụng trong hợp
đồng thì theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định nào bắt buộc các bên phải giao kết
bằng ngôn ngữ cụ thể nào và sử dụng bao nhiêu ngôn ngữ. Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng
phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng.

Trường hợp người lao động làm việc online cho Doanh nghiệp Việt Nam
tại Việt Nam thì vẫn phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động như ngườ lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam. Quy định tại Bộ luật Lao động 2012, Nghị định 11/2016/ NĐ-CP và
một số văn bản liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây