Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ

0
1400
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng
nguyên lương trong những ngày lễ. Mức lương được hưởng khi tăng ca vào ngày nghỉ
lễ.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, hiện tôi đang công tác tại cty cổ phần thương mại và dịch vụ
thành phố. Tôi làm bảo vệ từ tháng 10/2015 tới nay. Luật sư cho tôi hỏi thăm là đợt tết 2016 toàn
bộ nv cty đều đã được nghĩ tết và nghĩ bù tết do bên tôi là làm bên dịch vụ khách sạn nên tết phải
làm suốt. Nhưng bên tổ bảo vệ bọn tôi thì không được nghĩ bù cũng như trực suốt tết như vậy nhưng
lương vẫn tính như ngày thương không được nhân đôi như quy định của pháp luật vậy đúng hay sai? Các
ngày lễ trong năm tôi cũng vẫn phải trực suốt không có được nghĩ cũng như nghĩ bù lễ, lương vẫn
tính như ngày thương vậy đúng hay sai? Tôi làm ca 24h nghĩ 24h nếu chia đêù ra là 1 ngày 12h làm
suốt năm không hề có ngày nghĩ. Một điều tôi muốn hỏi cuối cùng là tiền thưởng lễ của tôi 2/9 bị
cty cắt với lý do là ngày đó tôi xuống ca vậy đúng hay sai? Kính mong luật sư tư vấn giúp dùm và
hương xử lý như thế nào, xin cám ơn?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2012 về thời giờ làm việc bình
thường:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48
giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày
hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày,
nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40
giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người
làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Đồng thời, theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động 2012 về làm thêm
giờ:

“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc
bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao
động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm
việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm
việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng
và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì
được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử
dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được
nghỉ.”

Có thể thấy, nếu bên người sử dụng lao động buộc bạn làm việc mà không có
thời gian nghỉ thì đây là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Bạn cầm xem xét quy chế lao động tại
công ty và thỏa ước lao động tập thể để biết rõ về thời gian được nghỉ ngơi của mình. Ngoài ra việc
công ty bạn buộc bạn phải làm ngày lễ tết mà không được nghỉ cũng là hành vi vi phạm pháp luật lao
động, căn cứ quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2012:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những
ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương
lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương
lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương
lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương
lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm
lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ
lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày
Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày
nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”

Hoặc nếu bạn đồng ý làm việc trong ngày lễ tết, hay làm thêm giờ thì người
sử dụng lao động phải trả mức lương cao hơn so với nghỉ bình thường tùy vào khoảng thời gian mà bạn
làm thêm theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012:

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền
lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể
tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương
ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng
30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình
thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo
đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

 

1900.6198

Do bên sử dụng lao động đã có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới quyền
và lợi ích hợp pháp của bạn nên bạn có quyền trực tiếp khiếu nại tới công ty hoặc có thể liên hệ
với các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động như công đoàn, liên đoàn lao động hoặc nếu muốn bạn
có thể khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa án nhân dân để giải quyết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây