Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật lao động và hợp đồng lao động

0
1553

 

Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật lao động và hợp đồng lao động.


ĐỀ BÀI

1. Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể
với pháp luật lao động và hợp đồng lao động.

2. Nguyễn A tuyển dụng vào công ty X làm cán bộ kĩ
thuật theo HĐLĐ không xác định thời hạn từ 1/1/1999 ở Hà Nội. Tháng 2/2002 A được bổ nhiệm làm phó
phòng kinh doanh công ty tại tỉnh HT với mức lương 2.000.000đ/ tháng. Tháng 2/2004 theo yêu cầu
công việc, A được cử đi học nâng cao tay nghề tại Philippin 1 năm với cam kết sau khi học xong sẽ
làm cho công ty ít nhất 5 năm. Tháng 8/2004 trong thời gian A đi học nghề, chi nhánh ký thỏa ước
tập thể có quy định chế độ tăng lương 3 năm/lần với mức bằng 10% lương cũ.

Sau khi quay trở về làm việc được 3 năm theo mức
lương cũ A vẫn không thấy được tăng lương, khi hỏi trưởng phòng nhân sự thì được biết A không có
tên trong danh sách tăng lương vì không tham gia ký thỏa ước thỏa ước và chưa hết cam kết thời gian
làm việc sau khi học nghề. Cho rằng DN trả lương thấp và quá khắt khe với mình, A tỏ thái độ tiêu
cực, làm việc đối phó và liên tục vi phạm kỉ luật. Cụ thể trong tháng 10/2008, A nghỉ việc không có
lí do chính đáng 4 ngày, đi làm muộn 5 ngày và nhiều lần bị giám đốc chi nhánh nhắc nhở về thái độ
làm việc không nghiêm túc. Ngày 20/11/2008 giám đốc chi nhánh triệu tập phiên họp kỉ luật theo đúng
quy định. Mặc dù không được đại diện công đoàn nhất trí nhưng sau 20 ngày giám đốc chi nhánh vẫn ra
quyết định sa thải A và yêu cầu bồi thường toàn bộ chi phí học nghề. A không đồng ý vì cho rằng
công ty sa thải bất hợp pháp, A đã thực hiện thời gian cam kết làm việc (tính từ 2/2002) và không
chấp nhận bồi thường. Sau khi yêu cầu hội đồng hòa giải công ty giải quyết tranh chấp, ngày
2/1/2009 A được quay lại làm việc theo biên bản hòa giải ngày 20/12/2008. Song, ngày 2/1/2009 A
không trở lại làm việc mà thực tế đã xin được làm ở nơi khác với mức lương cao hơn nhiều.
Hỏi:

a. Nhận xét về hợp đồng học nghề và việc giải quyết
chế độ tăng lương của A.

b. Việc kỉ luật sa thải A có hợp pháp không? Vì
sao?

c. Xác định trách nhiệm và quyền lợi của A khi công
ty ra quyết định sa thải bất hợp pháp? Tư vấn cho A đạt được quyền lợi hợp pháp ở mức cao nhất
trong trường hợp không muốn trở lại làm việc.

d. Trong trường hợp A không trở lại làm việc theo
biên bản hòa giải thành, giám đốc chi nhánh công ty phải làm gì? Xác định quyền lợi, trách nhiệm
của A trong trường hợp A không trở lại làm việc.

BÀI LÀM

1. Nêu mối quan hệ giữa thoả ước lao động
tập thể với pháp luật lao động và hợp đồng lao động.

Điều 44 BLLĐ qui định: “Thoả ước lao động tập thể là
văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử
dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động” . Thoả ước lao động tập
thể mang bản chất của một hợp đồng đó là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ lao động. Ngoài
ra, thỏa ước lao động tập thể còn mang tính quy phạm và có những đặc trưng cơ bản
sau:

– Về hình thức : Thoả ước lao động tập thể bắt buộc
ký kết bằng văn bản. Bởi vì, để hạn chế mầm mống tranh chấp xảy ra trong tương lai và là cơ sở để
giải quyết các tranh chấp thì việc ký kết bằng văn bản là hình thức pháp lý hữu hiệu, an toàn nhất
đảm bảo quyền và và lợi ích của tập thể người lao động.

 

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các
bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý
nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học
tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của
các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

Để được các Luật sự tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng
liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất! 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây