Lao động theo hợp đồng 68 có được phụ cấp kiêm nhiệm không?

0
2027

Lao động theo hợp đồng 68 có được phụ cấp kiêm nhiệm không? Chế độ của người lao động kiêm nhiệm nhiều công việc.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hợp đồng 68 là gì?

Hợp đồng lao động là một trong những hình thức giao kết hợp đồng lao động ghi nhận các thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về yêu cầu của công việc, thời hạn của hợp đồng, các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp và thỏa thuận về điều kiện việc làm, các quyền và nghĩa vụ của các bên được thỏa thuận và cam kết để thực hiện trong hợp đồng.

Hợp đồng 68 là hợp đồng được quy định và chịu sự điều chỉnh tại nghị định 68/2000/NĐ-CP. Hiện nay những người làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của nhà nước thông thường sẽ bao gồm một số công việc như là các công việc thừa hành, lái xe cho các lãnh đạo thực hiện công vụ, bảo vệ trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập từ địa phương đến trung ương, công việc vệ sinh, các công việc trông giữ xe của khách đến làm việc với cơ quan, tổ chức và phương tiện của cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc, công việc bảo trì, duy tu các thiết bị điện, máy móc, phương tiện đi lại phục vụ cho việc thực hiện vụ, các hệ thống cấp thoát nước ở đơn vị sự nghiệp, phòng cháy chữa cháy và phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và một số công việc khác tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của tứng công việc đặc thù của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động theo chế độ 68 người lao động vẫn được các chế độ và các quyền lợi trong biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Phụ cấp kiêm nhiệm được quy định như thế nào?

Phụ cấp kiêm nhiệm là loại phụ cấp mà cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang năm giữ công tác lãnh đạo sẽ được hưởng nếu như kiêm nhiệm thêm 1 hay nhiều chức vụ khác.

Căn cứ Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV quy định về mức phụ cấp như sau: “Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm”.

Lao động theo hợp đồng 68 có được phụ cấp kiêm nhiệm không?

Ngày 17 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, những người ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được xem là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Do đó các chế độ về tiền lương của người ký hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.

Tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. 2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

Theo quy định trên, tiền lương, phụ cấp cũng như các khoản bổ sung khác được trả cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau.

Như vậy nếu trong hợp đồng lao động giữa đơn vị hành chính sự nghiệp và nhân viên tạp vụ, lễ tân đó có nội dung ghi nhận trường hợp nhân viên đó làm thêm công việc khác được trả lương kiêm nhiệm thì nhân viên tạp vụ, lễ tân đó được trả lương kiêm nhiệm khi kiêm nhiệm chức vụ thủ quỹ của đơn vị trong thời gian thủ quỹ của đơn vị nghỉ chế độ thai sản và mức lương kiêm nhiệm cũng như thủ tục để được hưởng lương kiêm nhiệm được trả theo mức lương được giao kết trong hợp đồng lao động. Nếu trong hợp đồng lao động chưa ghi nhận điều này mà người lao động muốn kiêm nhiệm thêm công việc thì hai bên có thể thỏa thuận thêm về tiền lương cho công việc kiêm nhiệm này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây