Không giao kết HĐLĐ hay không thực hiện BHXH cho người lao động có bị xử lý?

0
1238

Nội dung tư vấn Không giao kết HĐLĐ hay không thực hiện BHXH:

Tôi tên N. Vợ tôi làm việc

tại một công ty may, đã hai năm nhưng công ty không ký hợp đồng và cũng chẳng có chế độ bảo hiểm gì
hết. Và một số công nhân khác cùng làm có trừ bảo hiểm nhưng không thấy cấp thẻ và sổ bảo hiểm, khi
họ mang thai và sinh con đến nay đã hơn một năm mà vẫn không nhận được tiền thai sản, Họ yêu cầu
công ty thì công ty hẹn ngày này qua ngày khác. Một số công nhân khi làm việc có trừ bảo hiểm nay
họ nghĩ yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm công ty cũng hẹn Và họ cũng không nhận được sổ bảo
hiểm.Công nhân cũng muốn khiếu nại tố cáo nhưng sợ mất tiền mất việc, sợ phiền,nên ai cũng ngại
không dám.Tôi cũng không biết làm như thế nào nên nhờ luật sư tư vấn giúp.

Trả lời tư vấn Không giao kết HĐLĐ hay không thực hiện BHXH:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến
V-Law. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Nếu không muốn trực tiếp khiếu nại công ty thì vợ bạn hoặc công nhân
có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ tổ chức Công đoàn cơ sở

Theo Điều 10 Luật Công đoàn năm 2012 quy định về quyền và trách nhiệm
của công đoàn thì Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
những công việc sau:

“1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của
người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao
động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và
giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc
thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao
động.

4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao
động.

6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động.

7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét,
giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao
động bị xâm phạm.

8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao
động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và
được người lao động uỷ quyền.

9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ
án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập
thể người lao động và người lao động.

10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp
luật.”

Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

Đầu tiên, đối với trường hợp của vợ bạn đã làm việc tại công ty
2 năm mà không ký HĐLĐ nên không được hưởng chế độ bảo hiểm sẽ bị xử lý theo Điều 5 Nghị định
95/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:

“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các
hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3
tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của
Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11
người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51
người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101
người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.”

Bởi hành vi không giao kết HĐLĐ này là trái quy định của pháp
luật theo Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2012, nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
được quy định như sau:

“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao
động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. 

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi,
thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người
lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết
hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng
người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo
danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người
lao động.”

Thứ hai, đối với trường hợp của những công nhân khác có bị trừ tiền
để đóng BHXH những không nhận được sổ bảo hiểm thì có căn cứ pháp lý giải quyết như sau:

Khoản 1 Điều 15 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định về Phương thức
đóng bảo hiểm y tế như sau:

“1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng
bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.”

Xử lý vi phạm hợp đồng lao động như sau:

“3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng
hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng
tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm
quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản
tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số
tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm
y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”

Căn cứ vào Điểm b Khoản 3 Điều 49 trên thì Công ty đó phải có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm tài
chính với nhà nước theo quy định của pháp luật và phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động
mà người lao động đã chi trả trong thời gian đã đóng mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây