Hỏi về việc vi phạm quy định về làm thêm giờ theo luật lao động 2012

0
1379
Tôi muốn hỏi công ty làm như vậy là vi phạm
pháp luật lao động không? Chúng tôi phải làm gì để vừa không mất việc mà có thể giảm số giờ tăng ca
và được hưởng chế độ nghỉ lễ của nhà nước ?



Tóm tắt câu hỏi vi phạm quy định về làm thêm giờ theo luật lao động:

 

Xin chào Luật sư!

Tôi tên là Minh, hiện đang làm nhân viên tại công ty TNHH
Việt Michelle Lô E đường số 7 KCN Hòa khánh tại thành phố Đà Nẵng. Hiện nay tôi có một số vấn đề
thắc mắc mong luật sư có thể giải đáp và có thể đưa ra hướng giải quyết giúp tôi. Vấn đề như sau:
Tôi làm việc hành chính ngày tám tiếng. Nhưng công ty của tôi liên tục tăng ca và tăng ca 5h trở
lên, mỗi lần xin về rất khó khăn, xin kiểu gì cũng không cho, dường như chỉ có cách là ngất xỉu tại
công ty thì lúc đó mới được về. Và một tháng chúng tôi tăng ca thấp nhất là 50 tiếng, có người là
156 tiếng. Ngày lễ như ngày quốc khánh, giỗ tổ, ngày tết đều phải đi làm nếu không sẽ bị đuổi
việc.Mỗi giờ tăng ca thì lương được nhân với 1.5 lần lương/ giờ, còn ngày lễ , tết thì nhân với 3
lần/ ngày. Mọi người rất mệt mỏi nhưng không có ai lên tiếng, tại vì bây giờ đi kiếm việc rất khó
khăn.

Tôi muốn hỏi công ty làm như vậy là vi phạm pháp luật lao
động không? Chúng tôi phải làm gì để vừa không mất việc mà có thể giảm số giờ tăng ca và được hưởng
chế độ nghỉ lễ của nhà nước. Mong luật sư tư vấn giúp chũng tôi. Chân thành cảm
ơn!

Luật sư tư vấn vi phạm quy định về làm thêm giờ theo luật lao động:

 

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law
Với thắc mắc của bạn, tôi
xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Chúng tôi xin đưa ra những quy định của pháp luật lao động
hiện hành để bạn tham khảo như sau:

quy
định:

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ
làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao
động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm
thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50%
số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng
số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ
trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính
phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng,
người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được
nghỉ.

 

1900.6198

Tuy nhiên bạn cần lưu ý trong trường hợp đặc biệt người sử
dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ và bất kỳ ngày nào và người lao động
không được từ chối đó là các trường hợp sau:

Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường
hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm
thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau
đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp
luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người,
tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn,
dịch bệnh và thảm họa.

Vơi những tình tiết mà bạn vừa đề cập trên có thể thấy hành
vi của công ty ty TNHH Việt Michelle đã vi phạm luật lao động Việt Nam trong việc đảm bảo thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động nếu không thuộc trường hợp điều 107

.

Vấn đề tranh chấp giữa người lao động và người lao động là
vấn đề khá nhạy cảm do mối quan hệ của hai chủ thể này do vậy, để giải quyết vấn đề này mà sau khi
tranh chấp lao động được giải quyết người lao động vẫn trở lạo làm việc bình thường thì bạn cũng
như những người lao động của công ty có quyền yêu cầu công đoàn cơ sở đại diện cho những người lao
động trong công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thể  theo quy
định tại Mục 2 Chương V Bộ luật lao động 2012.

Nếu thương lượng không thành  thì người lao động có thể
thông qua tổ chức đại diện cho tổ chức mình là tổ chức công đoàn tiến hành các thủ tục để đình công
theo Mục 4 Chương XIV

.

Hoặc nếu thương lượng hòa giải không thành thì các bên tranh
chấp có thể yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân huyện giải quyết theo điều 204,
205


đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ :Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của
Luật sư
 1900.6198

để được giải
đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây