Hỏi về thời gian thử việc trái pháp luật lao động và hưởng bảo hiểm xã hội

0
1175

Câu hỏi đề nghị tư vấn thời gian thử việc trái pháp luật lao động:

Chào luật sư, Em tên N T B, 23 tuổi. Tháng 4/2014 em có vào làm tại 1 chi nhánh của Công ty tại CT. Công ty đó trụ sở chính tại TP.HCM. Tháng 6/2015 em xin nghỉ, xin hỏi có được giải quyết về bảo hiểm hay không?

Ban đầu em có ký hợp đồng thử việc 1 tháng. Vị trí Kế Toán Kho. Nếu thử việc 7 ngày không được nhận
sẽ không được hưởng lương, còn làm việc trên 7 ngày và dưới 30 ngày nếu bị đuổi việc thì chỉ được
hưởng 70% lương. Sau khi em được nhận làm trên 1 tháng, em chẳng thấy ký hợp đồng gì hết. Em làm
việc tới tháng 6/2015 , em mới xin nghỉ. Trong quá trình làm chẳng được lên lương, cũng không được
hưởng Bảo Hiểm gì hết. Cho em hỏi Anh/Chị như thế em có đòi tiền Bảo hiểm được không ạ? Chị Quản Lý
Cửa hàng làm trên 1 năm cũng không có được Bảo hiểm gì cả. E xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn thời gian thử việc trái pháp luật lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến V-Law, trường
hợp này chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, thời gian bạn bắt đầu làm việc tại Công ty là tháng 4/2014 tới tháng
6/2015 sau khi hết thời gian thử việc Công ty không kí hợp đồng xác định thời hạn hay không xác
định thời hạn với bạn mà bạn vẫn đang làm và hưởng mức lương hợp đồng thử việc điều này là vi phạm
pháp luật lao động. Căn cứ tại Điều 27 Bộ Luật lao động năm 2012 thì thời gian thử việc tối đa là
không quá 60 ngày.

Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử
việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ
cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung
cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải
bằng 85% mức lương của công việc đó (căn cứ tại Điều 28 BLLĐ 2012). Bên người sử dụng lao động thử
việc quá thời gian quy định sé phải chịu trách nhiệm căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định
95/2013/NĐ – CP quy định hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá thời gian quy định sẽ bị phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.
Với biện pháp
khắc phục hậu quả:  Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc
vượt quá thời gian quy định. Trường hợp của bạn để đòi lại quyền lợi có thể gửi đơn khiếu nại để
được giải quyết về số tiền lương chênh lệch trong thời gian thử việc.

Thứ hai, căn cứ để nhận tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp là thời gian bạn đóng bảo hiểm chứ không phải loại hợp đồng bạn kí với
người sử dụng lao động là loại hợp đồng gì. Bạn cần xác định lại với bên người sử dụng lao động
trong thời gian đi làm Công ty có đóng bảo hiểm hay không,  nếu có thì bên bảo hiểm sẽ xem xét
giải quyết trường hợp của bạn.

Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định: “5. Thời gian đóng bảo hiểm
xã hội
 là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến
khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo
hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Căn cứ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2006, cụ thể như sau:

Điều 81. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng
trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại
khoản 2 Điều này. 

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về thời gian thử việc trái pháp
luật lao động và hưởng bảo hiểm xã hội
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp
lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến –
Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây