Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, thủ tục thế nào?

0
1159

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được tiến hành bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 205 Bộ luật lao động năm 2012.

lao động tập thể
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

– Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì?

Giải quyết tranh chấp lao động là gì?

Bộ luật lao động năm 2012 không đưa ra khái niệm cụ thể về giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, chúng ta có thể rút ra khái niệm của giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Giải quyết tranh chấp lao động là việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đưa ra cách thức, phương pháp giải quyết những mâu thuẫn làm phát sinh tranh chấp lao động giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động.

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì?

Dựa trên khái niệm “tranh chấp lao động tập thể về quyền” được quy định tại khỏan 8 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012, chúng ta có thể rút ra được: “Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là việc giải quyết tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác”.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong trường hợp này khá đơn giản bằng việc tổ chức một phiên họp giữa các bên tranh chấp. Cụ thể được quy định tại Điều 205 Bộ luật lao động năm 2012.

Bước 1: Tổ chức phiên họp

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp.

Bước 2: Giải quyết tranh chấp

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.

Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật lao động năm 2012, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây