Đề nghị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động

0
1137

Xin chào Luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau đây: Ngày 01/9/2010 tôi được bổ nhiệm vào ngạch viên chức. Ngày 01/8/2012 tôi được tiếp nhận về làm giảng viên khoa Sư phạm của một trường Cao đẳng nhưng không kí thêm bất kì một hợp đồng lao động nào. Sau đó, tôi được UBND tỉnh cử đi học Tiến sĩ (không tập trung, mỗi đợt học tôi đi không quá 3 tháng và vẫn làm việc ở trường bình thường).

Nội dung tư vấn : 

Nhưng sau đó, do trường không còn tuyển sinh chuyên ngành của tôi suốt 4 năm nay, nên khoa không
thể phân công giờ dạy cho tôi. Tôi có làm đề nghị xin giảng dạy nhưng không được xem xét. Ngày
01/10/2015 tôi được điều động về làm việc hành chánh tại 1 phòng chức năng (trước đó Khoa không
trao đổi trước. Ngày 16/9/2015 Phòng Tổ chức có trao đổi nhưng tôi chưa đồng ý vì không biết chế độ
sẽ thay đổi như thế nào. Và ngày 18/9/2015 tôi có lịch học NCS ở Hà Nội đến 29/9/2015 mới kết thúc
đợt học. Nhưng cũng đúng ngày 29/9/2015 lãnh đạo trường kí quyết định điều động. Tôi đi học về ngày
30/9/2015 thì nhận được quyết định điều động này). Từ 01/10/2015 tôi vẫn lĩnh lương như trước khi
điều động. Nhưng đến ngày 23/12/2015 tôi mới nhận quyết định thôi phụ cấp ưu đãi nhà giáo và phụ
cấp thâm niên từ 01/10/2015. Lương lĩnh từ 4,1 triệu xuống còn 2,9 triệu. Trường không có quyết
định truy thu nhưng buộc tôi nộp số tiền truy thu 2 khoản phụ cấp này từ tháng 10/2015. Tôi có làm
đơn xin xem xét nhưng không được giải quyết. Xin luật sư tư vấn việc nhà trường điều động tôi và
thôi phụ cấp của tôi có đúng không? Bây giờ tôi muốn nhà trường chấm dứt hợp đồng lao động đối với
tôi có được không? Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã
gửi câu hỏi đến V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về phụ cấp thâm
niên:

Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định
về điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp
thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy,
giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm
niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục
trong cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên
ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ
cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ
cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc
thời gian hợp đồng làm việc lần đầu.

b) Thời gian nghỉ việc riêng không
hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản
vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công
tác hoặc bị tạm giữ , tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử

Điều kiện được hưởng trợ cấp thâm niên
là khi bạn có thời gian thực tế giảng dạy đủ 5 năm (60 tháng). Bạn trực tiếp giảng dạy từ tháng
9/2010 thì khi đến tháng 9/2015 bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thâm niên. Từ 1/10/2015, bạn bị điều
động sang làm công tác hành chính, không còn làm công tác giảng dạy nữa nên bạn không được hưởng
trợ cấp thâm niên nữa.

Thứ hai về phụ cấp đứng lớp

Căn cứ theo Quyết định 244/2005/QĐ-TTg
về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công
lập và tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT- BGD&ĐT- BNV-BTC hướng dẫn thực hiện quyết định
244/2005/QĐ-TTg thì phụ cấp đứng lớp chỉ được trả cho nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các
cơ sở giáo dục công lập. Việc bạn chuyển sang làm công tác hành chính, không tiếp tục giảng
dạy thì sẽ không được hưởng phụ cấp đứng lớp.

Theo pháp luật hiện hành không có quy
định về việc truy thu phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi khi nhà giáo không đủ điều kiện hưởng phụ
cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên. Trường hợp này khi bạn chuyển sang làm công tác hành chính nhưng vẫn
hưởng lương theo ngạch viên chức nên số tiền bạn hưởng phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên
nên hoàn trả lại nhà trường.

Thứ ba về chấm dứt hợp đồng làm
việc

Viên chức làm việc theo chế độ hợp
đồng.

Căn cứ khoản 4, 5 và 6 Điều 29 Luật Viên
chức năm 2010 quy ịnh về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức như
sau:

4. Viên chức làm việc theo hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo
bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp
viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03
ngày.

5. Viên chức làm việc theo hợp đồng
làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp
sau:

a) Không được bố trí theo đúng vị
trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong
hợp đồng làm việc;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc
không được trả lương đúng hạn theo hợp đồng làm việc;

c) Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao
động;

d) Bản thân hoặc gia đình thực sự có
hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ
việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn
đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

6. Viên chức phải thông báo
bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a,b, c, đ và e khoản 5
Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

Trường hợp của bạn là làm việc theo hợp
đồng không xác định thời hạn nên bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự
nghiệp công lập và chỉ cần báo trước ít nhất 45 ngày với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập.

Điều 45 Luật Viên chức quy định về chế
độ thôi việc của viên chức như sau:

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc,
viên  chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp
theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.

2. Viên chức không được hưởng trợ
cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

a) Bị buộc thôi
việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm
việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo
quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Đề nghị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ
hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây