Đặc điểm của đình công theo quy định của pháp luật

0
4670

Đình công theo quy định tại Điều 198 năm Bộ luật lao động năm 2019 là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Vậy đặc điểm của đình công được quy định thế nào pháp luật hiện hành?

Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm về đình công

Dưới góc độ ngôn ngữ học, đình công và bãi công đều được hiểu là sự “đấu tranh có tổ chức bằng cách cùng nhau nghỉ việc trong các xí nghiệp, công sở” (Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng).

Khái niệm này đã nêu ra phạm vi đặc trưng của đình công: thường diễn ra trong các xí nghiệp, công sở là những nơi sử dụng lao động tập trung; nêu được một số dấu hiệu cơ bản của đình công là cùng nhau nghỉ việc, có tổ chức. Tuy chưa chỉ rõ mục đích của đình công, chủ thể tiến hành đình công nhưng cũng đã nhận thức đúng đắn đình công là hình thức đấu tranh có tổ chức, có thể đương nhiên hiểu là của người lao động làm việc trong các xí nghiệp, công sở đó. Song dấu hiệu “nghỉ việc” nêu trong khái niệm chưa chính xác vì nó dễ gây nhầm lẫn với sự bỏ việc, thôi việc. Thực tế, những người lao động tham gia đình công chỉ nhằm mục đích ngừng làm việc tạm thời để gây sức ép đối với người sử dụng lao động, đạt được quyền và lợi ích tranh chấp. Họ không có mục đích nghỉ việc hay không tiếp tục làm việc, không dự định và không muốn chấm dứt quan hệ lao động của mình.

Dưới góc độ kiến thức bách khoa, đình công được hiểu “là dạng bãi công ở quy mô nhỏ trong một hay nhiều xí nghiệp, cơ quan, thường không kèm theo yêu sách về chính trị” (Từ điển bách khoa Việt Nam, quyển 1, A-Đ, Nxb. Hà Nội). Quan niệm này lại khác với quan niệm dưới góc độ ngôn ngữ học, cho rằng đình công và bãi công khác nhau ở quy mô và mục đích. Cụ thể đình công có quy mô nhỏ hơn bãi công; đình công có mục đích hẹp, bao gồm các mục đích chính trị, còn bãi công có mục đích rộng hơn, bao hàm cả mục đích chính trị. Quan niệm này sát với cách sử dụng thuật ngữ “bãi công” ở Việt Nam trong các tài liệu lịch sử. Gần đây, hầu như không sử dụng thuật ngữ bãi công để chỉ “những cuộc đình công quy mô lớn” nữa. Có thể không chứa đựng các yếu tố chính trị trong mục đích của các cuộc ngừng việc này; mặc dù thực tế vẫn có những cuộc ngừng việc đồng loạt, đưa yêu sách của hàng ngàn người, trong nhiều doanh nghiệp. Những hiện tượng ngừng việc đó thường được gọi thống nhất là đình công. Tuyn hiên, khái niệm trên chưa nêu được những nét khái quát về hiện tượng đình công mà chỉ nằm so sánh, phân biệt đình công với bãi công.

Dưới góc độ pháp lý, để đòi hỏi cho mình các quyền và lợi ích nhất định, người lao động có thể sử dụng một trong những quyền của mình được pháp luật cho phép thực hiện, đó chính là đình công.

Đình công theo quy định tại Điều 198 năm Bộ luật lao động năm 2019 là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Việc đình công diễn ra nhằm mục đích chính là đòi hỏi quyền lợi của người lao động như cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm,… Hay nói khái quát hơn, đình công là một quyền của người lao động, được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.

Trên bình diện quốc tế, có những nước đình công được xem như những hiện tượng bình thường, thậm chí không cần phải có quy định trong luật  mà chỉ do những án lệ xác định; ví dụ như Cộng hòa Liên bang Đức, Anh và Úc… Có những nước quy định về đình công tương đối đơn giản, ví dụ như Cộng hòa Pháp cho rằng “đình công là sự ngừng việc có bàn tính nhằm nhấn mạnh những yêu sách nghề nghiệp đã được xác định của người lao động mà người sử dụng lao động từ chối đáp ứng”. Cũng có nước như Philippines chỉ quan tâm đến những biểu hiện rất phức tạp của đình công, cho rằng: “ Đình công không chỉ bao gồm sự ngừng việc có phối hợp, mà gồm cả lãn công, nghỉ việc hàng loạt , bãi công ngồi, có ý đồ hủy hoại, tiêu hủy hoặc phá hoại thiết bị,cơ sở sản xuất và những hoạt động tương tự” (Điều 266 Bộ luật lao động Philippines).

Nếu bạn có những thắc mắc về lĩnh vực Lao động, hãy tham khảo: Luật lao đông việt nam

Đặc điểm của đình công

Dựa trên các quy định của pháp luật thì chúng ta có thể rút ra một số những đặc điểm cơ bản của đình công. Đó là:

Đình công là sự ngừng việc của tập thể lao động

Sự ngừng việc của người lao động trong trường hợp xảy ra đình công chỉ mang tính chất tạm thời để nhằm mục đích đòi hỏi lợi ích nào đó từ người lao động. Và đương nhiên là không có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Việc đình công không làm mất đi quan hệ lao động đã được xác lập giữa hai bên. Sau khi đình công chấm dứt, người lao động lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động đã ký kết và người sử dụng lao động cũng tiếp tục thực hiện các quyền, lợi ích của mình.

Thông thường, việc đình công được diễn ra với quy mô tương đối lớn, với nhiều đối tượng lao động tham gia.

Đình công luôn có tính tổ chức

Đối với việc đình công thì phải do các lao động trong cùng một doanh nghiệp tiến hành. Nó mang ý chí tập thể và luôn được thống nhất về ý chí, mục đích và hành động.

Công đoàn là cơ quan tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công. Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

Đình công được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của người lao động

Một trong những đặc điểm cơ bản quan trọng của đình công đó là tinh thần tự nguyện của người lao động cũng như người lãnh đạo cuộc đình công. Người lao động không bị cưỡng ép, bắt buộc tham gia đình công. Nếu như người lao động bị ép buộc tham gia đình công thì lúc này người đó không phải lầ đang sử dụng quyền đình công của mình.

Đình công diễn ra nhằm mục đích đặt được những quyền, lợi ích

Đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Cũng chính vì đó mà đình công về bản chất là đòi hỏi quyền, đòi hỏi lợi ích cho mình từ người sử dụng lao động như đòi tăng lương, giảm giờ làm,…  Đình công là biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt của tập thể lao động để đòi người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đòi thỏa mãn quyền, lợi ích chính đáng của gười lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây