Cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

0
1224
Cơ sở xác định thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động dựa trên các mặt về kinh tế, xá hôi, góc độ pháp lý như sau:



Cơ sở kinh tế – xã hội:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ lao
động xã hội ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế, bởi nó chính
là một mặt của sản xuất xã hội. Theo thống kê hiện nay ở nước ta trung bình hằng năm có hàng nghìn
vụ tranh chấp lao động và đình công lớn nhỏ. Nhưng số lượng giải quyết các vụ tranh chấp này được
giải quyết tại Tòa rất ít. Do đó, khi các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ lao động nói
riêng diễn ra ngày càng phức tạp, tự các bên trong quan hệ lao động sẽ có nhu cầu giải quyết tranh
chấp tại Tòa án. Vì vậy, việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án là cần
thiết và phù hợp với nhu cầu và công bằng xã hội.

Cơ sở pháp lý:

Thẩm quyền dân sự của Tòa án trong việc giải quyết các tranh
chấp lao động được quy định và thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp luật như Luật tổ chức tòa án,
,..

Cụ thể tại Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 đã
quy định: “…Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động , kinh
tế, hành chính và giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật…

Tại các Điều 200 và Điều 203 BLLĐ 2012 cũng có quy định về
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của Tòa án nhân dân.

 

 

1900.6190

Một lần nữa, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của
Tòa án được quy định trong BLTTDS. Theo quy định tại Điều 31 và Điều 32, Tòa án có thẩm quyền
giải quyết đối với tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động, tranh
chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động và những yêu cầu về lao
động dược quy định tại Điều 32 BLTTDS. Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp lao
động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà phải cần
có những điều kiện nhất định.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây