Cơ chế giải quyết đối với loại tranh chấp lao động tập thể về quyền

0
1271

 

Cơ chế giải quyết đối với loại tranh chấp
lao động tập thể về quyền. Cơ chế giải quyết các tranh chấp lao động có tính khác nhau là khác
nhau


Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động thập thể quyền gồm các bước:

Bước 1: Thương lượng

Bước 2: Yêu cầu hòa giải viên lao động hòa
giải

Khi thương lượng không đạt kết quả, các bên có thể yêu cầu
hòa giải viên lao động thuộc Phòng lao động, thương binh và xã hội địa phương hòa
giải.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải: Các bên có quyền yêu cầu hòa giải
viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày
phát hiện ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. hết thời hạn
trên, các bên sẽ mất quyền yêu cầu hòa giải tranh chấp.

Trình tự, thủ tục hòa giải: Trong thời hạn 5 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận dược yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa
giải.

– Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao
động lập biên bản hòa giải thành có ghi rõ là biên bản hòa giải lao động tập thể về
quyền.

– Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải
viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét: Nếu chấp nhận phương án hòa giải thì
hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành; Nếu hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một
bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng,
thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Trong  trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong
hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 5 ngày mà
hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện giải quyết.

Bước 3: Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
giải quyết

Trong thời hạn 5 ngày làm viêc kể từ ngày nhận được đơn yêu
cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến
hàng giải quyết tranh chấp lao động.

Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải
quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

1900.6190

Bước 4: Yêu cầu Tòa án giải quyết

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
về quyền là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định
1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi cíh hợp pháp của
mình bị xâm pham.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây