Chuyển người lao động làm công việc khác tính hưởng lương thế nào?

0
1235

 

Chuyển người lao động làm công việc khác
tính hưởng lương thế nào? Chuyển người lao động, sửa đổi công việc trong hợp đồng lao
động.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, Tôi gửi mail có vấn đề cầm tham
vấn về việc Điều chuyển nhân sự bên công ty hiện nay thế này: -Tôi bắt đầu thử việc cho công ty từ
tháng 11/2015 đến tháng 1/2016 chính thức ký HĐLĐ -Nhưng vì tôi giải quyết rút BHXH 1 lần từ công
ty trước đây nên thỏa thuận với công ty hiện tại ký HĐLĐ từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017 (1 năm) –
Chức vụ công việc giám sát kinh doanh,lương GROSS 20.000.000 – Đến tháng 11/2016, người quản lý
trực tiếp tôi nói chuyện riêng về việc điều chuyển tôi qua làm nhân viên kinh doanh bình thường mà
không có văn bản chính thức. Người này bảo quyết định thay đổi về lương liên quan đến chức vụ sẽ do
Giám đốc bên tôi quyết định và nói chuyện lại với tôi. Cuối tháng 11, tôi vẫn nhận lương theo mức
lương cũ của vị trí cũ. – Đến tháng 12/2016, Giám đốc bên công ty chỉ chuyển qua bên người tính
lương về mức lương mới của tôi là 12.000.000 NET và cấn trừ lại lương tháng 11 của tôi đã lãnh theo
mức lương mới này. Trong khi họ không thông báo hoặc ra văn bản có sự đồng ý của tôi về mức lương
mới này. Vậy cho tôi hỏi điều này có vi phạm Luật Lao động Việt Nam (theo điều 31), và như vậy thì
tôi phải làm gì để đòi lại công bằng cho mình trong khi người làm Nhân sự trong công ty không hiểu
về luật lao động để có thể tư vấn và đứng về phía người lao động. Rất mong nhận được sự hỗ trợ tư
vấn từ phía luật sư. Xin chân thành cám ơn. Trân trọng, Trâm?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Nội dung tư vấn

– Trong trường hợp hợp đồng lao động không thỏa
thuận trước về vấn đề điều chuyển lao động thì khi có nhu cầu chuyển lao động làm việc khác so với
hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động và thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp
đồng lao động theo quy định tại Điều 35  như
sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao
động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động,
nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết
trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì
việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động
hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận
được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã
giao kết.”

– Trong trường hợp người sử dụng lao động không sửa
đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì chỉ được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác theo
quy định tại Điều 8 quy định về tạm thời chuyển người lao động làm công việc
khác như sau:

“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công
việc khác 

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động tại Khoản 1 Điều 31 của  được quy định như sau: 

1 . Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với
hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch
bệnh; 

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

c) Sự cố điện,
nước; 

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh
doanh. 

2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong
nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được
tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động. 

3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển
người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một
năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao
động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. 

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công
việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử
dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98
của .”

Như vậy, nếu hợp đồng lao động không quy định về vấn
đề điều chuyển lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì  ngừoi sử dụng lao
động chỉ được phép tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong
thời hạn không quá 60 ngày.

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật lao động qua tổng đài:

1900.6198

– Đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương đã
thoả thuận trong hợp đồng lao động của người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 6 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như
sau:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền
lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một
trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của ; trả lương thấp hơn
mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97
của ; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của ; trả không
đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của  theo một trong
các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

6. Biện pháp khắc phục hậu
quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao
động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều
này;

b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền
lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại
Khoản 3 Điều này.”

– Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm hợp đồng lao
động đã giao kết của người sử dụng lao động, bạn có thể khởi kiện ra toà án yêu cầu giải quyết về
tranh chấp lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây