Chế độ thai sản và những điều cần biết cho người lao động

0
1450

Chế độ thai sản 2018 không chỉ áp dụng khi bà mẹ sinh con mà sẽ áp dụng suốt thời gian mang thai và thời gian nghỉ thai sản các tháng sau sinh.

Năm 2019, các quy định về chế độ thai sản vẫn được áp dụng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Những trường hợp nào được hưởng chế độ thai sản?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:
Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Lưu ý: Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định người lao động mới được hưởng chứ không phải cứ đóng bảo hiểm là được hưởng chế độ thai sản.

Vợ sinh con, chồng được hưởng quyền lợi gì?

Khi vợ sinh con, ngoài việc có thêm một thiên thần nhỏ, người chồng còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
Đây là quy định tiến bộ và phù hợp với thực tế của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản 2018 bởi hạnh phúc gia đình cần có sự đóng góp công sức của cả vợ và chồng. Khi người vợ sinh con, người chồng cũng cần có một khoảng thời gian ở bên để chăm sóc vợ và làm quen với thành viên mới của gia đình.

Hồ sơ để hưởng chế độ thai sản gồm những gì?

Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH có quy định chi tiết về hồ sơ hưởng chế độ thai sản, theo đó:
Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con:
Lưu ý: Các trường hợp dưới đây vẫn phải nộp kèm theo mẫu: C70a-HD.
Đối với lao động nữ đi khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định:Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú (Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH C65-HD ban hành kèm theo Thông tư 178/2012/TT-BTC).
Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi:Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp con chết, mẹ chết gồm:
Trường hợp nghỉ dưỡng sức:
Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

Khi nào cần nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản?

Khi nào thì được nhận tiền thai sản là mối quan tâm lớn của người lao động sau khi sinh con. Để được nhận tiền chế độ thai sản thì người lao động cần nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động và thời hạn nộp hồ sơ được quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Như vậy, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh. Tối đa trong 20 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động sẽ được trả tiền thai sản.
Về hồ sơ để được giải quyết chế độ thai sản, theo Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con chỉ cần phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con. Riêng trường hợp con chết sau sinh thì phải nộp bản sao Giấy chứng tử của con; trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì phải nộp bản sao giấy chứng tử của mẹ…

Lao động nữ có được nghỉ việc để đi khám thai không?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ được quyền nghỉ làm để đi khám thai sinh con, nghỉ sau sinh… Cụ thể như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức nhận trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu?

Theo quy định tại điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội, người lao động hưởng chế độ thai sản thì được nhận mức trợ cấp mỗi tháng bằng 100% bình quân của mức lương 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, với điều kiện trong 06 tháng đó người lao động phải đóng bảo hiểm.
Sau khi mức lương cơ bản đã được nâng lên theo quy định của Nghị định 72/2018/ND-CP, chế độ thai sản 2018 cũng đã tăng mức trợ cấp một lần cho lao động nữ sinh con. Từ ngày 01/07/2018 mức trợ cấp này sẽ là 2,78 triệu đồng/lần thay vì 2,6 triệu đồng/ lần như trước đây.
Đối với trường hợp người lao động đi khám thai hoặc lao động nam có vợ sinh con thì mức hưởng trợ cấp được tính theo mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Đối với trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi thì mức hưởng được tính theo mức trợ cấp tháng như trên. Trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản khi bị sảy thai,sinh non, thực hiện biện pháp tránh thai thì mức hưởng chế độ là mức hưởng theo tháng chia cho 30 ngày.

Sau khi hưởng chế độ thai sản được nghỉ dưỡng bao lâu?

Lao động nữ sau khi nghỉ chế độ thai sản và quay lại làm việc nếu như sức khoẻ chưa phục hồi hoàn toàn thì được nghỉ thêm từ 05-10 ngày, tính cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Cụ thể, nếu người lao động sinh từ hai con trở lên thì được nghỉ tối đa đến 10 ngày, nếu sinh con bằng phương pháp phẫu thuật thì được nghỉ tối đa đến 07 ngày, các trường hợp còn lại được nghỉ đến 05 ngày.
Trong những ngày nghỉ này, lao động nữ vẫn được nhận 30% lương cơ sở/ngày. Với mức lương cơ sở từ 1/7/2018 là 1,39 triệu đồng/tháng thì người lao động nghỉ dưỡng sức sau sinh được nhận 30% của 1,39 triệu = 417.000 đồng/ngày.

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i ) Hợp đồng lao động:Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;
(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể:Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;
(iii) Xử lý kỉ luật:Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;
(iv) Giải quyết tranh chấp lao động:Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;
(vi) Công đoàn:Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;
(vii) Bảo hiểm xã hội:Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;
(viii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề:Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;
(ix) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu:Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây