Các trường hợp tạm dừng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

0
1355

Trong một số trường hợp, người lao động buộc phải tạm dừng quá trình đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Vậy pháp luật quy định ra sao về các trường hợp này ?

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Thứ nhất, tạm dừng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khi xuất cảnh trái phép

Theo Điều 347 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép, thì hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả

Trong trường hợp này, do chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam về hình sự nên sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, và có thể được cấp lại theo quy định của pháp luật lao động.

– Thứ hai, tạm dừng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khi bị Tòa án tuyên bố mất tích

Trong trường hợp này, Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định, Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích

Hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố một người mất tích là tư cách chủ thể của người bị mất tích tạm thời bị đình chỉ, tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ, nên người bị Tòa án tuyên bố mất tích thuộc trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, và có thể được cấp lại theo quy định của pháp luật lao động nếu người đó trở về và thực hiện các thủ tục khôi phục lại tư cách chủ thể của mình.

– Thứ ba, có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật

Trong trường  hợp này, tại Khoản 3 Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do

Theo đó, các căn cứ xác định việc hưởng bao hiểm xã hội không đúng pháp luật sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và được ghi rõ trong văn bản thông báo.

– Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:19006198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây