Các hình thức tham gia lao động

tham gia lao động, pháp luật lao động

0
1517
Bài viết nói về các hình thức tham gia lao động trong xã hội hiện nay và xác định pháp luật điều chỉnh hình thức đó.


Trước hết, hình thức đầu tiên là thông qua hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công… Con người có thể tự tổ chức lấy quá trình lao động của mình như những lao động cá thể. Trong quá trình lao động đó, họ cũng phải thiết lập nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, người có nhu cầu gia công, mua bán nguyên liệu, sản phẩm với khách hàng… nhưng họ thực hiện công việc một cách tự do. Ở đây, không có sự phụ thuộc giữa các bên. Các quan hệ  đó không chi phối quá trình tổ chức, quản lí, thời gian và cách thức thực hiện công việc của họ. Chính vè thế, đây không phải là quan hệ lao động nên nó không do luật lao động điều chỉnh mà chủ yếu do luật dân sự quy định (Chương XVIII BLDS đã quy định rất rõ về một số hợp đồng thông dụng).

Tiếp theo, người lao động cũng có thể lựa chọn cách thức hợp tác với nhau trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, cùng thỏa thuận vấn đề tổ chức, quản lí lao động và phân phối sản phẩm theo mô hình hợp tác xã hay tổ hợp tác. Khi thành lập hoặc gia nhập hợp tác xã, người lao động trở thành các xã viên thành viên. Theo đó, họ vừa là người lao động, vừa là
đồng sở hữu tài sản, vừa là thành viên của cơ quan quản lí cao nhất… Như vậy, đây là tổng hợp không thể tách rời giữa các nội dung sở hữu, quản lí, lao động, phân phối sản phẩm chứ không phải là quan hệ lao động thuần túy. Về mặt hình thức, có thể nói hợp tác xã có sử dụng sức lao động của các xã viên nhưng thực chất, đây là hình thức hợp tác với nhau để sử dụng sức lao động của mình một cách hiệu quả chứ không có việc chủ thể độc lập sử dụng sức lao động của chủ thể khác để thực hiện nhu cầu công việc của mình. Chính vì thế, quan hệ này không do luật lao động điều chỉnh mà chủ yếu do luật hợp tác xã và các điều lệ nội bộ của mỗi hợp tác xã quy định.

Một hình thức khác là người lao động cũng có thể đi làm thuê cho người khác trên cơ sở nhu cầu của cả hai bên. Người sử dụng lao động có thể là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… có nhu cầu sử dụng lao động, người lao động có thể là công nhân trực
tiếp, công nhân phục vụ… Quan hệ giữa các bên thường phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động. Bằng những thỏa thuận trong hợp đồng, người lao động cam kết để bên kia sử dụng sức lao động của mình cho nhu cầu công việc mà bên đó tạo ra. Như vậy, người lao động không được tự do lựa chọn phương thức tiến hành công việc mà phải chịu sự điều hành, phải tuân theo mệnh lệnh của người sử dụng lao động. Đó là sự phụ thuộc tất yếu trong quan hệ lao động. Trong trường hợp này, những người lao động được gọi là người làm công và quan hệ lao động này trở thành quan hệ làm công – ăn lương. Đối với hình thức này, đây là quan hệ lao động nên do Luật lao động điều chỉnh. Quan hệ lao động này mang màu sắc của quan hệ hàng hóa – tiền tệ, được coi là quan hệ mua bán sức lao động trên thị trường
lao động. Có thể khẳng định, đây là quan hệ lao động đặc trưng của nền kinh tế thị trường, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

Tuy nhiên, đối với hình thức người lao động đi làm thuê cho người khác trên cơ sở nhu cầu của cả hai bên thì không phải tất cả đều do luật lao động điều chỉnh, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Đó là trường hợp quan hệ lao động của những người lao động được tuyển vào làm việc trong các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước – các cơ quan công quyền. Tiêu biểu trong nhóm này là quan hệ của các công chức nhà nước. Trong trường hợp này, người lao động được trả lương theo công việc và phải tuân thủ kỷ luật, mệnh lệnh của cấp quản lí nghĩa là trong quan hệ này cũng có việc sử dụng lao động, trả lương và có sự phụ thuộc của người lao động nhưng thực tế lại không phải là đối tượng điều chỉnh của luật lao động. Sở dĩ như vậy là vì những người làm trong cơ quan nhà nước mà tiêu biểu là công chức thì họ vừa là người lao động, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước, người sử dụng lao động của họ nên khi tham gia quan hệ lao động, họ trở thành nhân viên trong bộ máy nhà nước, nhân danh nhà nước để thực hiện công vụ. Do vậy, việc xác lập và thực hiện quan hệ lao động trong cơ quan nhà nước thường theo chế độ riêng từ tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, kỉ
luật…đến nâng ngạch, miễn nhiệm, thôi việc và giải quyết tranh chấp. Loại quan hệ này được hình thành trên cơ sở quyết định tuyển dụng của người có thẩm quyền, việc quản lí công chức và tiền lương do Nhà nước quyết định. Như vậy, nhóm quan hệ này mang nặng tính chất quyền uy – phục tùng, thuộc lĩnh vực các quan hệ lien quan đến lợi ích công nên chủ yếu sẽ do Luật hành chính điều chỉnh.

Ngoài ra,ở một số nước có chế độ hợp đồng công vụ và ở Việt Nam cũng có chế độ hợp đồng làm việc với các viên chức sự nghiệp song cũng chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Những quan hệ đó cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây