Bị tai nạn lao động do người khác gây ra xử lý thế nào?

0
1856

Tóm tắt câu hỏi:

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào V-Law. Em có 1 chút thắc mắc muốn nhờ công ty ty vấn ạ. Mong sẽ nhận được phản hồi từ công ty. Sự việc là: Có một công nhân lái xe nâng trong quá trình vận hành đã không tuân thủ nội quy an toàn lao động và đã gây chấn thương cho 1 đồng nghiệp, khiến anh ta bị chấn thương. Tuy nhiên, căn cứ mức bồi thường tai nạn lao động theo TT04/2015/TT-BLĐTBXH) người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết thì được người sửm dụng lao động bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này: Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}. Vậy trong trường hợp này người bồi thường sẽ là công ty hay người gây ra tai nạn. Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Xác định tai nạn lao động.

Khoản 8, Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015. “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Về bồi thường do tai nạn lao động:

Theo quy định Luật an toàn vệ sinh lao động. Cụ thể: ”Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: 

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; 

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; 

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”

Theo đó, công ty có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động. Đối với người lao động gây ra tai nạn thì xem xét yếu tố lỗi và mức độ gây thiệt hại để yêu cầu bồi hoàn lại cho công ty.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây