Bắt người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc có vi phạm không?

0
1299
Bắt người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc có vi phạm không? Giao công việc bốc vác cho người lao động cao tuổi có hợp pháp không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư, bố tôi năm nay đã 62 tuổi ngày trước bố tôi có đi làm những đã về hưu 2 năm trước nhưng vì về nhà chẳng có việc gì làm nên bố tôi lại đi làm bảo vệ cho một công ty. Nhưng thực chất bố tôi phải bê các hàng hóa nặng lên các ô tô để vận chuyển, mỗi lần đi làm về bố tôi đau hết cả lưng, tôi đã đến công ty kiến nghị nhưng công ty vẫn không thay đổi. Như vậy, xin hỏi Luật sư hành vi của công ty đó là đúng hay sai theo quy định của
pháp luật? Nếu sai thì có bị phạt tiền không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Tại khoản 1 điều 166 của Bộ luật lao động 2012 có quy định về người lao động cao tuổi là tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. Và theo quy định tại Điều 187 của thì bố bạn năm nay đã 62 tuổi nên bố bạn là người lao động cao tuổi.

Tại điều 167 của Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Tại điều 21 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng người lao động cao tuổi đang hưởng hưu trí hàng tháng nhưng không trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy trong trường hợp của bạn thì người sử dụng lao động (trong trường hợp này là công ty) đã vi phạm quy định tại khoản 3 điều 167 của Bộ luật lao động 2012 khi sử dụng người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền theo quy định
tại khoản 2 điều 21 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây